Hồ tiêu và công dụng chữa bệnh của hồ tiêu

Tên khác: Hạt tiêu, Hắc hồ tiêu, Tiêu. Tên khoa học: Piper nigrum L., họ Hồ tiêu (Piperaceae). Mô tả: Cây: Dây leo sống nhiều năm. Các nhánh của thân có những rễ móc để đính thân Cây: Dây leo sống nhiều năm. Các nhánh của thân có những rễ móc để đính thân 15cm, rộng 5-9cm. Cụm hoa đối […]

Tên khác: Hạt tiêu, Hắc hồ tiêu, Tiêu.

Tên khoa học: Piper nigrum L., họ Hồ tiêu (Piperaceae).

Mô tả: Cây: Dây leo sống nhiều năm. Các nhánh của thân có những rễ móc để đính thân Cây: Dây leo sống nhiều năm. Các nhánh của thân có những rễ móc để đính thân 15cm, rộng 5-9cm. Cụm hoa đối diện với lá, là những bông thõng xuống mang nhiều hoa không có bao hoa nhưng bao bởi nhiều lá bắc. Quả mọng không cuống, đường kính cỡ 4-8mm, lúc non màu lục rồi vàng và khi chín có màu đỏ. Hạt tròn, cứng, có mùi thơm và vị cay. Mùa hoa quả tháng 5-8. Hồ tiêu đen: Quả hình cầu, đường kính 3,5-5 mm. Mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều vết nhăn hình vân lưới nổi lên. Đỉnh đầu quả có vết của vòi nhụy nhỏ hơi nổi lên, gốc quả có vết sẹo của cuống quả. Chất cứng. Vỏ quả ngoài có thể bóc ra được. Vỏ quả trong màu trắng tro hoặc màu vàng nhạt; mặt cắt ngang màu trắng vàng. Quả có chất bột, trong có lỗ hổng nhỏ. Mùi thơm, vị cay.

Hồ tiêu sọ: Mặt ngoài màu trắng tro hoặc màu trắng vàng nhạt, nhẵn.

tải xuống (1)

Bộ phận dùng: Quả chưa chín hẳn đã phơi khô của cây Hồ tiêu (Fructus Piperis nigri).

Phân bố: Ở Việt Nam Hồ tiêu được trồng nhiều ở các vùng đất bazan từ Quảng Trị vào đến các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Một số nơi khác của Nam bộ cüng có trồng như Hà Tiên, Châu Đốc…

Thu hái: Thu hoạch vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa xuân năm sau. Hái lấy quả chín có màu đỏ, ngâm nước mấy ngày, sát bỏ thịt quả, phơi khô, gọi là Bạch hồ tiêu (Hồ tiêu sọ). Khi thấy trên chùm quả xuất hiện 1 – 2 quả chín đỏ, hay vàng, hái về, phơi hoặc sấy khô ở 40 – 50oC, màu quả ngả sang đen (Hồ tiêu đen).

Thành phần hoá học: Tinh dầu (1,2-3,5%) gồm các terpen (phellandren, pinen, limonen) nên có mùi thơm và vị dịu. Alcaloid (2-5%) thành phần chính là piperin (5-8%).

Công năng: Ôn trung, tán hàn, hạ khí, tiêu đàm. Công dụng: Chữa đau bụng lạnh, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, động kinh do hàn, đờm nhiều, kích thích tiêu hoá. Làm gia vị thực phẩm. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 2-4g, dạng thuốc sắc, bột hay viên.

Bài thuốc:

1. Phong thấp: Tiêu, Hồi, Phèn chua, đều bằng nhau. Tán nhỏ xoa bóp vào chỗ đau. 2. Ỉa chảy, thổ tả: Tiêu tán nhỏ, uống với nước cơm.

3. Nấc và ợ hơi: Tiêu sao và tán nhỏ, viên với hồ, uống với giấm.

4. Ho lâu không khỏi: Tiêu 6 hạt tán nhỏ, quả thận lợn 1 đôi, cắt miếng. Nấu lấy nước uống.

5. Âm hộ sưng ngứa: Tiêu 9 hạt, cho vào nước nấu sôi, để ấm mà rửa.

6. Chữa đi lỏng, ăn uống không tiêu: Tiêu, Bán hạ chế, hai vị lượng bằng nhau, tán nhỏ, làm viên to bằng hạt đậu. Ngày dùng 15-20 viên, dùng nước Gừng chiêu thuốc.

7. Lang ben: Lá tiêu giã nhỏ trộn với giấm hoặc rượu, bọc vải xát.

8. Tràng nhạc đã hoặc chưa vỡ: Lá Tiêu giã nát, thêm ít muối và đắp.

9. Cấp cứu dịch tả (ở An Giang), dùng trị bệnh dịch tả, trên mửa, dưới ỉa, khát nước, người mê mệt, lăn lộn: Đậu xanh (để cả vỏ) 5 chỉ, Tiêu sọ 5 chỉ, bột cà phê 2 chỉ và Gừng sống 5 chỉ. Các vị hiệp chung, quết cho nhừ, chế nước sôi vào nhồi cho đều, lược lấy nước cho bệnh nhân uống mỗi lần 1 muỗng canh. Cách 1 giờ đồng hồ uống 1 lần, uống nhiều lần trong ngày.

Bào chế: Loại bỏ tạp chất, vụn nát, khi dùng nghiền thành bột mịn.

Kiêng kỵ: Âm hư hoả vượng, không nên dùng. Chú ý: Quả chín phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài của cây Hồ tiêu gọi là Bạch hồ tiêu (Fructus Piperis album).

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Lượt xem: 308
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi