Tác dụng chữa bệnh của Húng chanh

Tên khác: Dương tử tô, Rau thơm lông, Rau tần lá dày. Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth. (Tên đồng nghĩa: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng), họ Bạc hà (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc […]

Tên khác: Dương tử tô, Rau thơm lông, Rau tần lá dày.

Tên khoa học: Coleus aromaticus Benth. (Tên đồng nghĩa: Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng), họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả: Cây thảo có thể sống nhiều năm, cao 20-50cm, phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối dày mọng nước, hình trái xoan rộng, dài 3-6cm, rộng, mọc thành bông ở ngọn thân và đầu cành, gồm những vòng hoa dày đặc, cách quãng nhau. Quả nhỏ, tròn, màu nâu, chứa 1 hạt. Toàn cây có lông rất nhỏ và có mùi thơm như mùi chanh. Mùa hoa quả tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Lá tươi (Folium Colei) hoặc cất lấy tinh dầu. Phân bố: Cây được trồng làm thuốc và làm rau ăn nhiều nơi ở Việt Nam. Thu hái: Có thể thu hái lá quanh năm, thường dùng tươi, dùng đến đâu hái đến đó. Lúc trời khô ráo, hái lá bánh tẻ, loại bỏ các lá sâu hay lá già úa vàng, đem phơi nắng nhẹ hay sấy ở 40-45oC đến khô. Thành phần hoá học: Lá chứa ít tinh dầu (0,05-0,12%), trong tinh dầu có đến 65,2% các hợp chất phenolic trong đó có carvacrol, thymol, eugenol, salicylat và chavicol. Đặc biệt, trong lá có chất màu đỏ là colein.

vnm_2014_9018818

Công năng: Lợi phế, trừ đờm, giải cảm, làm ra mồ hôi, làm thông hơi, giải độc. Colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng, müi, miệng và cả ở đường ruột.

Công dụng: Chữa cảm cúm, chữa ho, thổ huyết, chảy máu cam. Dùng ngoài giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Cách dùng, liều lượng: 10 – 16g lá tươi một ngày. Dạng thuốc sắc, xông, dầu xoa hoặc vắt lấy nước uống.

Bài thuốc:

1. Chữa ho, viêm họng, khản tiếng: Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.

2. Chữa đau bụng: Lá húng chanh non rửa sạch, 1-2 lá nhai với một ít muối, ngậm nuốt dần dần.

3. Chữa sốt cao, không ra mồ hôi: húng chanh 20g, lá tía tô 15g, gừng tươi 5g cắt lát mỏng, cam thảo đất 15g. Sắc uống nóng cho ra mồ hôi.

4. Chữa chảy máu cam: húng chanh 20g, lá trắc bá sao đen 15g, hoa hòe sao đen 10g, cam thảo đất 15g. Sắc uống ngày một thang. Lá húng chanh đem vò nát, nh t vào bên müi chảy máu.

5. Chữa hôi miệng: Húng chanh khô một nắm đem sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng rồi nhổ ra. Cần làm 5-7 lần.

6. Chữa ong đốt sinh đau nhức: húng chanh 20g, muối ăn vài hạt, tất cả đem giã nhỏ hoặc nhai kỹ, nuốt nước, bã đắp vào chỗ ong đốt.

7. Chữa dị ứng nổi mề đay: lá húng chanh nhai nuốt nước, bã thì đắp hay xoa xát.

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Lượt xem: 342
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi