Hương nhu tía và tác dụng chữa bệnh

Tên khác: É đỏ, é tía. Tên khoa học: Ocimum sanctum L., họ Bạc hà (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo cao gần 1 m t. Thân cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, mép khía răng, thường có màu nâu đỏ, có lông ở cả hai mặt; cuống lá dài. Cụm hoa là chùm đứng gồm nhiều hoa […]

Tên khác: É đỏ, é tía. Tên khoa học: Ocimum sanctum L., họ Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả: Cây thảo cao gần 1 m t. Thân cành màu đỏ tía, có lông. Lá mọc đối, mép khía răng, thường có màu nâu đỏ, có lông ở cả hai mặt; cuống lá dài. Cụm hoa là chùm đứng gồm nhiều hoa màu trắng hay tím, có cuống dài, xếp thành vòng 6-8 chiếc. Quả bế nhỏ. Toàn cây có mùi thơm dịu.

Bộ phận dùng: Thân, cành mang lá, hoa (Herba Ocimi sancti). Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng trong vườn ở khắp nước ta.

Thu hái: Thu hái vào lúc cây đang ra hoa, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 3 – 4 cm, phơi âm can đến khô.

Thành phần hoá học: Có tinh dầu với tỷ lệ 0,2-0,3% ở cây tươi và 0,5 ở cây khô; thành phần chính của tinh dầu là eugenol (trên 70%), methyleugenol (trên 12%) và β- caryophyllen).

huongnhutia

Công năng: Phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thuỷ.

Công dụng: Chữa cảm nắng, nhức đầu, đau bụng, đi ngoài, nôn mửa, chuột rút, cước khí, thuỷ thüng. Cách dùng, liều lượng: – Sắc uống, ngày 6 – 12g. – Phối hợp trong nồi lá xông (50 – 100g tươi).

Bài thuốc:

1. Chữa cảm sốt, nhức đầu, đau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, Hậu phác (tẩm gừng nướng) 200g, Bạch biển đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.

2. Chữa cảm, làm ra mồ hôi, hạ sốt: Hương nhu tía, Hoắc hương, Bạc hà, Sả, Tía tô, lá Bưởi, lá Chanh mỗi thứ 10g. Tất cả rửa sạch, đun sôi dùng xông hơi (Nồi nước xông).

3. Phòng, chữa cảm nắng, say nắng: Lá Hương nhu tía 32g, hạt Đậu ván 32g, củ Sắn dây 24g, Gừng sống 12g. Các vị phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần người lớn 16g, trẻ em 8g; hãm với nước sôi, gạn uống (kinh nghiệm của Viện Y học cổ truyền).

4. Chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu tía sắc đặc, hòa với mỡ lợn bôi hàng ngày (Tuệ Tĩnh, Nam Dược thần hiệu).

5. Chữa hôi miệng: Hương nhu tía 10g, sắc với 200ml nước, dùng súc miệng và ngậm. Kiêng kỵ: Ho lao mạn tính không nên dùng.

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Lượt xem: 324
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi