Cây kim ngân chữa thủy đậu như thế nào?

Cây kim ngân chữa thủy đậu là bài thuốc dân gian được áp dụng rộng rãi từ trước đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng cây kim ngân chữa thủy đậu đúng cách và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng cây kim ngân, các bạn cùng theo […]

Cây kim ngân chữa thủy đậu là bài thuốc dân gian được áp dụng rộng rãi từ trước đến nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng cây kim ngân chữa thủy đậu đúng cách và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách dùng cây kim ngân, các bạn cùng theo dõi nhé!

Sơ lược về cây kim ngân

Kim ngân là loại cây mọc leo, thân có thể vươn dài tới 10m hay hơn.

Cành lúc còn non màu lục nhạt, có phủ lông mịn. Cành già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn.

Lá mọc đối, đôi khi mọc vòng 3 lá một, hình trứng dài.

Hoa hình ống xẻ 2 môi, môi lớn lại xẻ thành 3 hay 4 thùy nhỏ, lúc đầu màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng.

Kim ngân mọc hoang tại nhiều tỉnh vùng núi nước ta, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Ninh, Phú Thọ.

cây kim ngân chữa thủy đậu

Các công dụng chính của cây kim ngân

Giảm chất béo trong cơ thể

Chữa được mụt nhọt, mụn bọc

Điều trị vảy nến

Giúp kháng khuẩn

Điều trị cảm sốt

Phòng, chữa bệnh quai bị, đau họng

Cây kim ngân chữa bệnh thủy đậu như thế nào?

Thủy đậu nhẹ

Những nốt thủy đậu mọc rải rác, xung quanh màu hồng nhạt, sốt nhẹ, có khi không sốt, ho ít, nước mũi loãng trong, ăn uống bình thường.

Bài 1: Kim ngân, sài đất, kinh giới, thổ phục linh mỗi vị 15-20g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Lá tre 16g, lá dâu 12g; kim ngân, rễ sậy mỗi vị 10g; cam thảo đất, cúc hoa, kinh giới mỗi vị 8g, bạc hà 6g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Liên kiều, lá tre mỗi vị 8g; cát cánh, đạm đậu xị mỗi vị 4g; bạc hà, chi tử (dành dành), cam thảo mỗi vị 2g, hành tăm 2 củ. Sắc uống ngày một thang.

Bài 4: Cam thảo dây, sinh địa, kim ngân, vỏ đậu xanh mỗi vị 12g, lá tre 10g; hoàng đằng, rễ sậy mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 5: Mã đề 12g; hoạt thạch, liên kiều, ngưu bàng tử mỗi vị 8g; hoàng cầm, xích thược, sài hồ, chi tử, mộc thông mỗi vị 6g; phòng phong, kinh giới, cam thảo, đương quy mỗi vị 4g, thuyền thoái 2g. Sắc uống ngày một thang.

Thủy đậu nặng

Nốt đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng. Nốt phỏng rất dễ vỡ, dễ loét và dễ gây bội nhiễm.

Bài 1: Bồ công anh 16g; kim ngân, sinh địa mỗi vị 12g; liên kiều, xích thược, chi tử sao mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Họng đau, thêm xạ can 4g, sơn đậu căn 8g. Khát nước, miệng khô, thêm qua lâu, mạch môn, sa sâm mỗi thứ 8-12g.

Bài 2: Bôi nước lá chàm hay bột chàm (thanh đại), hoặc dùng rau sam, hay lá thuốc bỏng, hoặc xuyên tâm liên, giã nát rồi chấm lên nốt phỏng.

Một số bài thuốc chữa bệnh khác từ cây kim ngân

Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước:

Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc.

Trị phát bối, nhọt độc:

Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột, mỗi lần dùng 16g. Sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng.

Trị phát bối, ung nhọt mới phát:

Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống.

Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi:

Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống.

Trị họng đau, quai bị:

Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g. Sắc uống.

Dự phòng não viêm:

Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g. Sắc uống.

Trị mụn nhọt sắc đỏ biến thành đen:

Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80g, Hoàng kỳ 160g, Cam thảo 40g. cắt nhỏ, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần (Hồi Sang Kim Ngân Hoa Tán – Hoạt Pháp Cơ yếu).

Trị vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước:

Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20g, Đương quy 32g, Cam thảo 4g, Lá Ngô đồng 50 lá. Nước ½ chén, rượu ½ chén, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).

Trị mụn nhọt, lở ngứa:

Hoa kim ngân 20g, Cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp chung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm:

Kim ngân hoa 120g, Mạch môn 40g, Địa du 40g, Hoàng cầm 16g, Cam thảo 12g, Huyền sâm 80g, Ý dĩ nhân 20g, Đương qui 80g, sắc uống (Thanh Trường Ẩm – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị cảm cúm:

Hoa kim ngân 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Những điều cần lưu ý khi dùng cây kim ngân

cây kim ngân chữa thủy đậu

  • Cách bào chế: đối với hoa tươi đêm giã nát, sau đó vắt lấy nước đêm đi đun sôi uông. Còn đối với dạng hoa khô thì đêm đi sắc uống hoặc có thể sấy dưới ngọn lữa nhẹ sau đó đêm đi tán bột dùng. Ngoài ra, hoa tươi và hoa khô đều có thể ngâm với rượu để dùng.
  • Cần chú ý phân biệt cây kim ngân với cây lá ngón (rất độc) vì hai loại này có màu dây và lá tương tự.
  • .Không được sử dụng những phần nước đã có dấu hiệu hư hỏng, nên sử dụng trong một ngày.
  • Để xa tầm tay nhỏ khi mới chế biến (có nước nóng).

Cách bảo quản nước cây kim ngân

  • Đây là loại dễ bị hút ẩm, làm biến màu, mất đi hương vị của nước vì vậy nên để nơi khô ráo.
  • Đựng trong hũ có lót vôi sống
  • Không để nước kim ngân đã chế biến ở những nơi dơ bẩn.
  • Có thể để trong tủ lạnh khi chưa dùng đến.
  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào nước.

Trên đây là cách dùng cây kim ngân chữa thủy đậu hiệu quả, các bạn hãy tham khảo nhé!

Xem thêm

Cây kim giao – công dụng của cây kim giao

Sử dụng hà thủ ô chữa tóc bạc như thế nào?

Lượt xem: 4.476
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi