Bình vôi và công dụng chữa bệnh của Bình vôi

Tên khác của Bình vôi: Ngải tượng Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae). Mô tả: Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuz theo nơi củ phát triển. Vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài […]

Tên khác của Bình vôi: Ngải tượng

Tên khoa học: Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).

Mô tả: Phần gốc thân phát triển thành củ to, có củ rất to, hình dáng thay đổi tuz theo nơi củ phát triển. Vỏ ngoài màu nâu đen, khi cạo vỏ ngoài có màu trắng xám. Hoặc đã thái thành miếng to, nhỏ không đều, có màu trắng xám, vị đắng.

Bộ phận dùng: Phần gốc thân phình thành củ của cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) hoặc một số loài Bình vôi khác có chứa L-tetrahydropalmatin, họ Tiết dê (Menispermaceae).

tải xuống

Phân bố: Cây mọc hoang tại nhiều vùng rừng núi nước ta và một số nước khác, thường gặp trên các núi đá vôi. Thu hái: Có thể thu hái quanh năm, đào lấy củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ đen, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học: nhiều alcaloid (1%), trong đó quan trọng nhất là Ltetrahydropalmatin và roemerin Công năng: An thần, tuyên phế

Công dụng: – Y học cổ truyền: Làm thuốc trấn kinh, an thần, chữa mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, khó thở, chữa đau dạ dày. – Y học hiện đại: Dùng toàn cây, cao hoặc alcaloid bào chế thành dạng thuốc thích hợp để làm thuốc an thần.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 3-6g bột củ hoặc 10-15ml rượu thuốc 10%. Ghi chú: Alcaloid của Bình vôi có trong các chế phẩm Rotunda, Stilux-60…

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Lượt xem: 382
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi