Tác dụng chữa bệnh của Bỏng nổ

Tên khác của Bỏng nổ: Cây nổ, Bỏng nẻ. Tên khoa học: Fluggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây nhỏ, cao 2-3m. Cành già màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Lá kèm hình tam giác. Cây đơn tính […]

Tên khác của Bỏng nổ: Cây nổ, Bỏng nẻ.

Tên khoa học: Fluggea virosa (Roxb. ex Willd) Voigt, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả: Cây nhỏ, cao 2-3m. Cành già màu nâu sẫm. Lá mỏng, nguyên, có kích thước và hình dạng thay đổi, thường hình bầu dục, thuôn đầu, nhọn gốc. Lá kèm hình tam giác. Cây đơn tính khác gốc. Cụm hoa ở nách. Hoa đực thành cụm nhiều hoa; hoa cái mọc riêng lẻ hoặc xếp 2-3 cái. Quả nang hình cầu, màu trắng nhạt, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình 3 cạnh, màu đỏ nâu. Cây ra hoa tháng 6-8, có quả tháng 9-11,

tải xuống (1)

Bộ phận dùng: Lá, vỏ thân, rễ. Phân bố: Loài phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Philippin. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng thưa, ở chỗ dãi nắng ven đường.

Thành phần hoá học: Alcaloid (securinin), tanin. Công năng: Cành, lá có tác dụng thu liễm. Vỏ chát, có độc cüng có tác dụng thu liễm.

Công dụng: Cành lá sắc lấy nước có thể diệt trùng, rút mủ, trị mủ vàng, mụn bọc trắng. Nếu bị thương vì đồ sắt sét gỉ lưu lại ở trong vết thương thì dùng cành lá giã đắp có thể rút ra được. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cùng với lá thuốc lá giã thành bột đắp trị sâu ở vết loét. Rễ chứa sốt nóng, khát nước, chóng mặt, chân tay run; ở Ấn Độ, rễ được dùng làm thuốc trị bệnh lậu. Vỏ thân và vỏ rễ được dùng làm thuốc trừ sâu và duốc cá.

Cách dùng, liều lượng: Rễ thái mỏng, phơi sấy khô sao vàng. Ngày uống 6-12g dạng nước sắc.

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Lượt xem: 402
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi