Tác dụng chữa bệnh của Cà đinh

Tên khác của Cà đinh: Cà dại quả đỏ, Dã tiên gia Tên khoa học: Solanum surattense Burm. F, họ Cà (Solanaceae). Mô tả: Cây thảo cao 30-60cm; toàn cây có lông và có nhiều gai. Lá mọc so le, phiến dài 5-12cm, thường chia 5-7 thuz. Cụm hoa xim ngoài nách lá, mang 1-4 hoa, màu trắng với 5 […]

Tên khác của Cà đinh: Cà dại quả đỏ, Dã tiên gia Tên khoa học: Solanum surattense Burm. F, họ Cà (Solanaceae).

Mô tả: Cây thảo cao 30-60cm; toàn cây có lông và có nhiều gai. Lá mọc so le, phiến dài 5-12cm, thường chia 5-7 thuz. Cụm hoa xim ngoài nách lá, mang 1-4 hoa, màu trắng với 5 nhị có bao phấn màu vàng. Quả mọng màu đỏ, đường kính 2-2,5cm; hạt nhiều, rộng 4mm. Hoa mùa hè – thu; quả vào tháng 7.

Bộ phận dùng: Dùng toàn cây tuơi hoặc phơi khô.

mnl1392719591

Phân bố: Cây mọc ở đất hoang ở một số tỉnh miền Trung: Thanh hoá, Nghệ an, Hà tĩnh

Thu hái: cây vào mùa hè thu, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: saponin (solanin, solasonin, solamargin, solasurin).

Công năng: Có độc; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thüng, chống đau, gây tê. Công dụng: Chữa đau dạ dày, viêm khoang miệng, trị mụn nhọt lở loét.

Cách dùng, liều lượng: Rễ phơi khô tán thành bột, uống mỗi ngày 1g. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài đắp lên vết loét.

Ghi chú: Thuốc có độc, cẩn thận khi dùng.

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Lượt xem: 353
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi