Bạn biết gì về công dụng của cây Diệp hạ châu?

Xu hướng phát triển hiện nay của nền y học trên thế giới là quay về nghiên cứu, sử dụng những loại thuốc bào chế từ các loài cây dược liệu trong thiên nhiên. Công dụng của cây Diệp hạ châu cũng là một trong những chủ đề rất được chú ý, vì những dược tính quan trọng như chống […]

Xu hướng phát triển hiện nay của nền y học trên thế giới là quay về nghiên cứu, sử dụng những loại thuốc bào chế từ các loài cây dược liệu trong thiên nhiên. Công dụng của cây Diệp hạ châu cũng là một trong những chủ đề rất được chú ý, vì những dược tính quan trọng như chống virus, bảo vệ gan và còn nhiều điều đặc biệt hơn thế….

CÂU CHUYỆN VỀ LOÀI THẢO DƯỢC BỊ BỎ QUÊN

Giữa một “kho tàng” dược liệu tại Việt Nam, hầu như chúng ta chỉ nhớ được vài cái tên quý hiếm. Chính tâm lý cái gì càng hiếm càng quý đã khiến chúng ta quên đi rằng, chung quanh ta, thậm chí là ngay dưới những bước chân bạn đi mỗi ngày đang tồn tại một loại cỏ nhỏ nhoi vướng đầy bụi trần nhưng lại mang trong mình dược lực cực mạnh. Và loại cây mà tôi đang nhắc đến đó chính là cây Diệp hạ châu, hay chúng ta vẫn thường quen gọi với cái tên là cây Chó đẻ.

Tại miền Nam, người ta hay nhằm lẫn tên cây này với một ý nghĩa không hay, nhưng thật ra tên cây Chó đẻ là do ông cha ta đặt ra. Khi thấy những con chó mẹ sau khi sinh xong, chúng thường chạy ra vườn tìm ăn loại cây này để giúp tiêu huyết dư, ứ sau khi sinh. Còn cây Chó đẻ có tên là Diệp hạ châu bởi các cụ quan sát thấy cây có hạt mọc dưới lá như những hạt châu.

công dụng của cây chó đẻ

Cây Chó đẻ có tên là Diệp hạ châu bởi các cụ quan sát thấy cây có hạt mọc dưới lá như những hạt châu

Chính thói quen lạ thường này đã thu hút các danh y, các nhà khoa học bắt tay vào việc tìm hiểu công dụng của cây Diệp hạ châu. Họ nhận thấy cây Diệp hạ châu được dùng làm làm thuốc bao gồm 2 loại:

– Diệp hạ châu, còn gọi là Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L.)

– Diệp hạ châu đắng, còn gọi là Chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus Schum. & Thonn)

Tên Chó đẻ răng cưa có lẽ là do nhánh mang hai hàng lá trông giống lưỡi cưa chứ lá không có răng cưa.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY DIỆP HẠ CHÂU (PHYLLANTHUS URINARIA L.)

Theo Đông y, Diệp hạ châu vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc.

Công dụng của cây diệp hạ châu

Theo Đông y, Diệp hạ châu vị đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc

Từ 2000 nay, Y học cổ truyền của nhiều dân tộc đã dùng Diệp hạ châu chữa vàng da, lậu, tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, hen, sốt, khối u, đau đớn kéo dài, táo bón, viêm phế quản, ho, viêm âm đạo, khó tiêu, viêm đại tràng…Nó còn được đắp tại chỗ chữa các bệnh ngoài da như lở loét, sưng nề, ngứa ngáy…

Ở Peru, nhân dân sắc nước phần trên mặt đất uống làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi mật, sỏi thận. Ở một số nước Nam Mỹ, Diệp hạ châu dùng trị sốt rét, sỏi niệu, sỏi bàng quang, các bệnh về đường tiết niệu nói chung. Từ đảo Hải nam đến Inđônesia nhân dân dùng Diệp hạ châu để sắc nước uống chữa bệnh về thận và gan, trị bệnh hoa liễu, đau bụng, long đờm cho trẻ em, hạ sốt, điều kinh và trị tiêu chảy…

Ở Papua niugine, nước hãm toàn cây để trị đau đầu, hoặc đau nửa đầu. Ở Tanzania cao nước phần trên mặt đất của Diệp hạ châu dùng trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin. Ở Tây Ấn, công dụng của cây Diệp hạ châu còn dùng để trị giun ở trẻ em, ở bờ biển Ngà người dân dùng nước sắc lá uống trong trường hợp khó sinh, trị vàng da, nôn, đau họng…

NHỮNG AI CÓ THỂ SỬ DỤNG CÂY DIỆP HẠ CHÂU?

– Người bị suy giảm chức năng gan do viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan hay gạn bị suy yếu do sử dụng nhiều rượu và thuốc lá…

– Người có men gan cao, có các triệu chứng như da mẩn ngứa, vàng da, nổi mề đay, ăn uống kém và khó tiêu do suy giảm chức năng gan.

– Người cần thanh nhiệt giải độc cơ thể và cơ thể bị suy kiệt

CÁCH DÙNG CÂY DIỆP HẠ CHÂU

  • Chữa viêm gan siêu vi.

Diệp hạ châu 16g, Nhân trần nam16g, Vỏ bưởi (phơi khô, sao) 4g, Hậu phác 8g, Thổ phục linh 12g.

Nếu cơ thể quá suy nhược có thể gia thêm rễ Đinh lăng 12g, nhiệt nhiều gia thêm Rau má 12g, Hạt dành dành 12g, báng tích nhiều gia Vỏ đại 8g. Sự phối hợp giữa Diệp hạ châu, Nhân trần và Thổ phục linh tăng tác dụng giải độc, chống siêu vi. Gia thêm Vỏ bưởi, Hậu phác ấm nóng giúp kiện Tỳ để trung hoà bớt tính mát của Nhân trần và Diệp hạ châu khi cần sử dụng lâu dài.

  • Chữa suy gan do rượu, sốt rét, nhiễm độc do môi trường hoặc các trường hợp hay nổi mẩn, nổi mụn do huyết nhiệt.

Diệp hạ châu đắng 12g, Cam thảo đất 12g. Sắc nước uống hàng ngày thay trà là bạn đã có thể tận dụng công dụng của cây Diệp hạ châu

  • Chữa sạn mật, sạn thận.

Diệp hạ châu 24g. Sắc uống, sắc làm 2 nước để vừa tận dụng được hoạt chất vừa uống thêm nhiều nước. Nếu đầy bụng, ăn kém gia thêm Gừng sống hoặc Hậu phác. Để ngăn chận sỏi tái phát, thỉnh thoảng nên dùng Diệp hạ châu dưới hình thức hãm uống thay trà, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.

  • Chữa sốt rét.

Diệp hạ châu 16g, Thảo quả 12g, Thường sơn 16g, Hạ khô thảo 12g, Binh lang 8g, Đinh lăng 12g. Sắc uống.

Rõ ràng, Diệp hạ châu là loại dược liệu giàu giá trị ứng dụng trong y học. Mỗi chúng ta hãy biết cách tận dụng những công dụng của cây Diệp hạ châu, đừng để món quà đến từ thiên nhiên này phải chìm vào quên lãng.

Xem thêm:

Chữa viêm gan b bằng cây Chó đẻ (Diệp hạ châu) hiệu quả không?

Diệp hạ châu trị mụn có thật sự tốt như bạn nghĩ?

Trà Diệp hạ châu – công dụng, cách dùng và cách làm

Cây Chó đẻ chữa viêm xoang – hiệu quả trong 2 tháng

Lượt xem: 303
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi