Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt: Hy vọng mới cho người bệnh hen phế quản

Giúp người bệnh cải thiện cuộc sống

Nicola Kerr, 43 tuổi, ở London, mắc bệnh hen phế quản hơn 20 năm và hiện nay đã ở giai đoạn nặng, cần nhiều phương pháp điều trị kết hợp. Đầu năm 2018, bệnh ngày càng tiến triển khiến cô suy sụp nhưng đã được các bác sĩ tại Bệnh viện Westminster, Anh áp dụng phương pháp điều trị mới là bronchial thermoplasty (tạm dịch: Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt). Hai tuần sau lần điều trị cuối cùng, Nicola đã cảm nhận được sự khác biệt. Đến 2 tháng sau phẫu thuật, cô đã hoàn thành chuyến đi bộ dài 170 dặm (khoảng 273km) ở vùng núi của Pháp, điều mà trước đây cô không thể làm được vì hoạt động cường độ cao có thể dễ dàng kích hoạt cơn hen, gây nguy hiểm đến tính mạng. Cô không còn phải sử dụng ống hít mỗi buổi sáng và không bị ho suốt cả ngày nữa, đặc biệt là không phải đến bệnh viện thường xuyên như trước... khiến chất lượng cuộc sống của cô đã thay đổi.

Thực tế, phương pháp này đã được thực hiện từ năm 2011 nhưng đến nay mới được Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) và Viện Chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh (NICE) bật đèn xanh áp dụng rộng rãi sau khi thấy biện pháp này có thể giảm số lần nhập viện cấp cứu cho các cơn hen suyễn đe dọa tính mạng và lợi ích này tiếp tục kéo dài trong 10 năm sau điều trị. Như vậy, chỉ tính riêng tại Anh đã có khoảng 5,4 triệu người mắc bệnh hen với 200 nghìn người mắc các triệu chứng nặng có thể được hưởng lợi từ phương pháp chỉnh hình phế nang bằng nhiệt.

/* load placement: suckhoedoisong_inread-video, for account: SKDS, site: suckhoedoisong.vn/, size: 1x1 - video */ var _avlVar = _avlVar || []; _avlVar.push(["e6015e97b2584944b33999c87dd53570","[DIV_ID]","[WIDTH]","[HEIGHT]"]);

Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt: Hy vọng mới cho người bệnh hen phế quảnMô phỏng biện pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt ở người bệnh hen phế quản.

Phương pháp này được thực hiện như thế nào?

Bệnh hen suyễn ảnh hưởng đến đường hô hấp mang khí vào và ra khỏi phổi, khởi phát khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Phản ứng này dẫn đến lớp màng phổi bị viêm và sưng, khiến cho đường hô hấp bị hẹp, cản trở không khí đi qua. Thuốc steroid dạng hít hoặc đường uống thường được sử dụng để giảm viêm, làm cho đường hô hấp thông thoáng nhưng đối với nhiều người, mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm là do thuốc không còn tác dụng và cần áp dụng biện pháp khác hiệu quả hơn như chỉnh hình phế nang bằng nhiệt. Với phương pháp này, người bệnh được gây mê toàn thân và phải tiến hành trong 3 lần, mỗi lần 45 phút. Lần đầu tiên, bác sĩ sẽ điều trị phần dưới của phổi phải, lần 2 là phần dưới phổi trái và lần 3 được thực hiện sau lần 2 một tuần với các phần trên của cả hai phổi.

Để thực hiện, bác sĩ phải luồn ống thông phát sóng radio qua miệng và đi sâu vào phổi người bệnh. Phần đầu ống thông gắn một thiết bị có cấu trúc giống như phần cuối của dụng cụ đánh trứng được điều chỉnh đến vị trí cần thiết trong phổi và được làm nóng lên đến 50-600C trong 8-10 giây. Nhiệt từ thiết bị này sẽ khiến các mô bị sẹo, dày quá mức trong đường hô hấp co lại vĩnh viễn, giúp đường thở thông thoáng nhưng không làm tổn thương lớp màng mỏng của phổi.

Chỉnh hình phế quản bằng nhiệt có gây biến chứng không?

Về hiệu quả của phương pháp chỉnh hình phế quản bằng nhiệt, GS. Pallav Shah, chuyên gia tư vấn về bệnh đường hô hấp tại Bệnh viện Hoàng gia Brompton và Bệnh viện Westminster ở London cho biết, một số bệnh nhân trước đây gặp khó khăn khi đi lên cầu thang nhưng khi được áp dụng biện pháp này có thể thực hiện những hoạt động thể chất mạnh như leo núi. Tại Mỹ, phương pháp này cũng đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chấp thuận khi chứng minh được ưu điểm so với các biện pháp đang được áp dụng. Ông Charles G. Irvin, Giám đốc Trung tâm bệnh phổi Vermont của Trường đại học Vermont tại Mỹ cho biết, một trong những điểm quan trọng của phương pháp này là tập trung vào vai trò của mô cơ trong bệnh hen, khác hẳn với việc chú trọng đến miễn dịch học và tình trạng viêm như hiện nay. Tuy nhiên, biện pháp này cũng tiềm ẩn những rủi ro từ việc nội soi khí quản và gây mê, đặc biệt với người bệnh hen phế quản, trường hợp nặng có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch, rối loạn nhịp tim...

Lê Mỹ Giang

((Theo DM, 2018))

Lượt xem: 494
Tác giả: Sưu tầm và tổng hợp: CN. Lưu Hoàng Sang
Tìm kiếm chúng tôi