RIỀNG

Tên gọi khác: Cao lương khương, tiểu lương khương, phong phương, galanga

a/ Cây riềng (Alpinia officinarum):

Tên gọi khác: Cao lương khương, tiểu lương khương, phong phương, galanga
Tên khoa học:  Alpinia officinarum Hance.
Họ: Gừng - Zingiberaceae.

b/ Cây riềng nếp (Alpinia galanga ):

Tên gọi khác:  Riềng ấm, hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử 
Tên khoa học: Alpinia galanga (L.) Willd.
Họ: Gừng - Zingiberaceae.

 
BỘ PHẬN DÙNG
Thân rễ
-    Cao lương khương (Galanga, hay Rhizoma Alpiniae officinarum) là thân rễ phơi khô của cây riềng, còn Đại cao lương khương hay hồng đậu khấu (Alpinia galanga rhizome) là thân rễ phơi khô của cây riềng nếp. Vì đây là một loại “gừng” mọc ở quận Cao Lương, do đó có tên này ( khương là gừng).

MÔ TẢ CÂY
Phân loại: Gồm 2 loại (Phổ biến tại Việt Nam).
-Riềng (Alpinia officinarum)
-Riềng nếp ( Alpinia Galanga).
 
A. Riềng (Alpinia officinarum):

 
Riềng (Alpinia officinarum)



-   Là một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,7-1,2m. Thân rễ mọc bò ngang, dài, hình trụ, đường kính 12-18mm, màu đỏ nâu, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không có đầu nhau, màu trắng nhạt. Lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm.
-   Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành, có lông măng dài chừng 10cm. Hoa rất sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một có màu xanh, một có màu trắng. Tràng hình ống, có 3 thùy tù, hình nhọn, dài từ  15-20mm, rộng từ 4-5mm, thùy giữa chỉ hơi lớn hơn các thùy khác, cánh môi hình trứng, dài 20mm, rộng 15-18mm, màu trắng, có vạch màu đỏ sẫm. Qủa có cầu có lông. Hạt có áo hạt.
 
B. Riềng nếp (Alpinia Galanga):

 


Riềng nếp (Alpinia Galanga)



-   Riềng nếp so với riềng thì to cao hơn, lá cũng hình mác, nhọn, mép là có đìa trắng, dài 40cm, rộng 7cm, không cuống. Cụm hoa hình chùy dài 15-30cm. Hoa trắng, điểm hồng, dài 20-25cm, tràng hình ống ngắn không vượt quá đài. Qủa hình cầu hay hình trứng, dài 12mm, rộng 8mm, màu đỏ nâu.
 
C. Đặc điểm của củ Riềng
 
-   Là phần rễ (củ) của cây Riềng, Riềng nếp (Alpinia Galanga) có màu hồng bên ngoài củ lẫn phần lát cắt, củ có thịt mềm và dẻo hơn so với riềng (Alpinia officinarum). Củ riềng nếp tuy lớn hơn nhưng ít thơm, ít cay hơn
Trên: Riềng (Alpinia officinarum)
Dưới: Riềng nếp (Alpinia Galanga)


 

PHÂN BỔ
-   Phân bố: Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc. Có cả ở Trung Quốc( Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan).
-   Thu hái: Có thể thu hái quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang xuân trước mưa phùn để dễ phơi sấy.
-   Chế biến: Đào về, rửa sạch đất, cắt bỏ lá và rễ con, vẩy lá rồi cắt thành từng đoạn 4-6cm, phơi khô là được.
 
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Trong riềng có từ 0.5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh, có mùi long não, trong đó chủ yếu là xineola và metylxinnamat.
Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có các chất sau đây:
- Một chất dầu, có vị cay gọi là galangola.
- Ba chất có tinh thể, không có vị gì, đều là dẫn xuất của flavon. Số lượng ước chừng 0.1%. Ba chất đó là galangin (C15H10O5), alpinin (C17H12O6) và kaempferit C16H12O6 (1-3dioxy-4-metoxyflavonon).     

  

Galangin                                                             Kaempferit




Alpinin

            
CÔNG DỤNG
Trong cuộc sống
-   Chữa đau bụng do lạnh: củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, tất cả sấy khô, tán bột. Ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Hoặc củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 2 - 4 ngày.
-   Chữa phong thấp: riềng, vỏ quít, hạt tía tô mỗi vị 60g, sấy khô, tán nhỏ, mỗi lần dùng 4g, có thể pha với một chén nước sôi để nguội hoặc rượu, uống ngày 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.
-   Chữa sốt rét: bột riềng 300g, bột quế khô, bột thảo quả mỗi thứ 100g, tất cả đem trộn với mật làm viên to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 15 viên trước khi lên cơn. Hoặc riềng tẩm dầu vừng sao 40g, gừng khô nướng 35g tán nhỏ, hòa mật lợn làm hoàn thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 15 - 20 viên.
-   Trị chứng đầy bụng, khó tiêu: riềng thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Ngày dùng 2 - 3 lần.
-   Chữa đau dạ dày do hư hàn (đau có thời gian nhất định, gặp lạnh hay đói đau nhiều, đầy bụng, nôn nước trong, đại tiện lỏng, ăn uống không ngon, sợ lạnh, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm): củ riềng, hương phụ mỗi vị 8g, bách hợp, đan sâm mỗi vị 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
-   Chữa hắc lào: củ riềng già 100g, giã nhỏ, ngâm với 200ml rượu hoặc cồn 70 độ. Chiết ra dùng dần, khi dùng, bôi dung dịch cồn nói trên vào chỗ tổn thương, ngày bôi 2 - 3 lần.
-   Chữa lang ben: củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh một quả, hai thứ giã nát rồi vắt nước chanh, đun nóng. Khi dùng lấy bông y tế thấm dịch thuốc bôi đều lên vùng tổn thương, ngày bôi 2 lần. Dùng trong 5 - 7 ngày.
-   Chữa ho, viêm họng, tiêu hóa kém: riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. Chữa ăn không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng tán nhỏ, uống 6 - 10g.
-   Chữa tỳ vị hư hàn, đau bụng sôi bụng, đại tiện phần lỏng: riềng 12g, bạch truật 12g, lá lốt 16g, lá ổi 16g, sinh khương 6g. Cho các vị vào ấm đổ 3 bát nước sắc lấy 1,5 bát. Chia uống làm 2 - 3 lần trong ngày.
-    Chữa tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn bọt, quấy khóc ở trẻ em: hoài sơn 10g, liên nhục 10g, củ riềng 6g, bạch truật 10g, biển đậu 10g, hậu phác 4g, trần bì 6g, sinh khương 4g. Cho các vị vào ấm đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
-    Chữa ngộ độc thức ăn, đau bụng, nôn mửa: có những trường hợp đau bụng dữ dội kèm theo đại tiện lỏng, cơ thể có biểu hiện mất nước, rối loại điện giải, mạch nhanh, huyết áp dưới mức bình thường: củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).
Chữa chứng “Ngũ Canh tả” cứ khoảng 5 giờ sáng là cần đi ngoài, khi muốn đi thì phải đi ngay, không ngừng lại được, phân lỏng, cơ thể yếu mệt, bụng lạnh, chân tay lạnh. Nguyên nhân do tỳ thận dương hư.
Dùng bài thuốc: củ riềng phơi khô 16g, cẩu tích 12g, ngũ gia bì 12g, sơn thù 12g, hoài sơn 16g, cố chỉ 10g, đỗ trọng (sao muối) 12g, khởi tử 10g, bạch truật (sao hoàng thổ) 16g, hậu phác 12g, bán hạ chế 10g, trần bì 10g, sinh khương 6g, quế 10g, chích thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, 10 - 12 ngày là một liệu trình.
-    Bài thuốc xoa bóp: Củ riềng phơi khô 20g, thiên niên kiện 16g, quế 24g, thạch xương bồ 20g, trần bì (sao) 16g, nhân hạt gấc (sao vàng) 20g. Các vị thái nhỏ, bỏ vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Sau 10 ngày là có thể dùng được. Lấy bông tẩm vào thuốc, xoa vào chỗ đau, kết hợp day, bấm nhẹ. Dùng trong những trường hợp đau xương đau mình trật ngã, sang chấn, sưng đau các khớp, thần kinh tọa, đau nhức cục bộ…
 
 
Trong đông y
-   Tính vị, quy kinh:
+   Cao lương khương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hết đau, tiêu thực. Chủ trị tỳ vị trúng lạnh, bụng lạnh đau, nôn mửa tiêu chảy, nghẹn, ăn vào thổ ngược ra(phản vị), thức ăn tích trệ, ngã nước sốt rét.
+   Theo quan niệm dược lý Đông y: Riềng và gừng khô (can khương) đều là những vị thuốc “ôn trung tán hàn” ( chống lạnh, làm ấm đường tiêu hóa) quan trọng, nhưng mỗi vị thuốc lại có một số ưu điểm riêng. Ví dụ: chữa chứng dạ dày bị lạnh gây nôn mửa dùng riềng tốt hơn, còn trường hợp đau bụng ỉa chảy do nhiễm lạnh thì dùng gừng khô tốt hơn.
-   Công năng, chủ trị:
+   Kích thích tiêu hóa, ăn cơm ngon, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa, có khi người ta dùng nhai để chữa đau răng.
+   Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin là chất đã được chứng minh là ngăn cản quá trình phát triển tế bào ung thư vú.
+   Chất Alpinia officinarum có trong củ rieengd chứa nồng độ cao của hợp chất galangin flavonol, đã được chứng minh để làm chậm hoặc chặn sự gia tẳn của tế bào khối ung thư vú, đang được các nước phương Tây áp dụng để điều chế thuốc trị ung thư.
-   Chú ý khi sử dụng: Không dùng đối với chứng nhiệt thịnh, âm hư. Sách Bản thảo kinh sơ viết: “ Vị hỏa sinh nôn, thương thử hắc loạn, tiêu chảy hỏa nhiệt tâm hư gây đau, kị dùng”. Liều thường dùng : uống 3-10g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.
Mô tả
Thân rễ hình trụ, thường cong và phân nhánh nhiều, dài 5 - 9 cm, đường kính 1 - 4 cm. Mặt ngoài màu nâu đỏ đến nâu sẫm, có nhiều nếp nhăn dọc và những mấu vòng màu xám; mỗi mấu dài 0,2 - 1 cm, mang vết tích của rễ con. Thể chất dai, chắc, khó bẻ gẫy. Mặt gẫy màu vàng xám hay nâu đỏ. Vùng trụ chiếm 1/3 mặt cắt của thân rễ. Mùi thơm, vị hăng, cay.
 


Hình 6: Dược liệu khô Củ riềng



Vi phẫu
Biểu bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật, nhỏ xếp tương đối đều đặn, một số tế bào còn chứa khối nhựa màu nâu đỏ. Mô mềm vỏ khuyết. Nội bì thấy rõ, sát lớp nội bì là lớp trụ bì. Các bó libe gỗ rải rác trong phần mô mềm vỏ và mô mềm ruột, tập trung nhiều nhất ở sát lớp nội bì. Mỗi bó hình tròn hay hình trứng có mạch gỗ và libe ở giữa, bao quanh là các sợi, rải rác có các mạch gỗ bị cắt dọc. Nhiều tế bào tiết tinh dầu rải rác khắp mô mềm ruột và mô mềm vỏ.
 

   
Hình 7:  Mặt cắt củ Riềng

 


Trong đó:
1. Lớp biểu bì
2. Mô mềm vỏ
3. Các mạch gỗ bị cắt dọc
4. Các bó libe gỗ
5. Nhu mô tủy
6. Tế bào tiết tinh dầu
 







Hình 8 : Vi phẫu củ Riềng
 


Trong đó:
            6. Tế bào tiết tinh dầu
            7. Tế bào nhu mô
            8. Các bó libe gỗ
            9. Nhu mô tủy
            10. Các hạt tinh bột
 
 




Hình 9: Bó mạch và các tế bào   xung quanh

Bột
Mảnh biểu bì gồm các tế bào hình đa giác, màu vàng nâu. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình nhiều cạnh rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu màu vàng nhạt. Tinh bột hình que ngắn, tròn ở hai đầu. Sợi có thành mỏng. Khối nhựa màu nâu đỏ. Mảnh mạch vạch, mạch vòng, mạch điểm.

 
Trong đó:
1. Hạt tinh bột
2. Sợi
3. Mảnh biểu bì
4. Mảnh mô mềm
5. Các mảnh mạch
 
 
 



Hình 10: Vi phẫu Bột riềng
 
 
Định tính
Thể hiện phép thử định tính của Riềng
Độ ẩm
Không quá 13 %
Tro toàn phần
Không quá 4 %
Tro không tan trong acid hydrocloric
Không quá 1 %
Chất chiết được trong dược liệu
Không dưới 5,0%, tính theo dược liệu khô kiệt.

Lượt xem: 1.240
Tác giả: Sưu tầm & tổng hợp: Ks. Lê Văn Thành
Nguồn:suckhoedoisong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi