CỎ TRANH

Tên gọi khác : Cỏ tranh sáng, bạch mao căn, nhả cà, lạc cà (Tày), gan (Dao), dia (K’Dong). Tên nước ngoài: Alang – grass, alang- alang, bedding glass ( Anh)

Tên gọi khác : Cỏ tranh sáng, bạch mao căn, nhả cà, lạc cà (Tày), gan (Dao), dia (K’Dong). Tên nước ngoài: Alang – grass, alang- alang, bedding glass ( Anh)

Tên khoa học :

Imperata cylindrica (L.) Beauv.

 

Họ : Lúa (Poaceae)

BỘ PHẬN DÙNG

  

Thân rễ cỏ tranh đào về (không lấy loại trên mặt đất) rửa sạch đất cát, tuốt bỏ lá khô và các rễ con, đem phơi khô hoặc sấy khô.

MÔ TẢ CÂY

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1,2 m. Thân rễ khỏe, cứng và dai, màu trắng, phủ bởi nhiều vảy. Thân có lông cứng. Lá hình dải hẹp, dài, thuôn nhọn ở đầu, nhẵn hoặc có lông ở mặt dưới, mặt trên và mép lá ráp, lá non màu lục nhạt, bóng, hoặc cuộn lại, be lá mảnh, lưỡi bẹ mềm, ngắn, có lông dài.


  



Cụm hoa là chùm dày đặc những bông nhỏ, màu trắng, thuôn dài 5-20 cm, bông nhỏ thường xếp đôi một, màu tím nhạt, có lông tơ mịn, mày mềm, màu lục nhạt có lông. Hoa có hai nhị, chỉ nhị rất dài, bao phấn thuôn hình dải, bầu màu nâu hay tím đen.



Mùa hoa quả: gần như quanh năm.

  

 

PHÂN BỔ

Imperata Cyrrilo là một chi nhỏ trong nhóm cỏ cao của họ Poaceae. Trong đó, cỏ tranh là loài có sự phân bố rất rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương, còn có ở một số nơi ở Nam Âu. Trước đây có tài liệu cho rằng, cỏ tranh đã được nhập trồng tại Florida. Ở châu Á, vùng phân bố của cỏ tranh gồm hầu hết các nước ở Trung Á, Nam – Á, Đông Nam Á, Đông Dương và các tỉnh Nam Trung Quốc, kể cả đảo Hải Nam.
Ở Việt Nam cỏ tranh có ở khắp nơi, từ các đảo, vùng đồng bằng, trung du, miền núi đến các độ cao hơn 2000 m. Cây ưa sáng sống dai, có thể mọc được trên các loài đất, có khả năng chịu hạn cao, nhờ có hệ thân rễ đặt biệt phát triển. Tổng khối lượng chất xanh vào thời kì tăng trưởng mạnh nhất gần tương đương với phần khối lượng dưới mặt đất.
Cỏ tranh ra hoa quả rải rác trong năm, song tập trung nhiều nhất vào mùa đông. Số lượng hạt trên mỗi bông nhiều nhẹ, có lông, nhờ gió phát tán khắp nơi. Các nhà sinh thái học Việt Nam cho rằng các vùng đồi cỏ tranh bền vững ở phía Tây Bắc, Tây Nguyên là hậu quả cực đoan trong quá trình điển thế thứ sinh nhân tác, trên đất sau nương rẫy. Cỏ tranh là hiểm họa đối với cây trồng. Việc cắt và đối thường xuyên phần trên mặt đất không có tác dụng loại trừ. Trong khi đó việc đào bới thu hái những hết phần thân dưới mặt đất cũng rất khó khăn.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cỏ tranh non chứa protein 6,56%; Ca 0,39%;N 1,05%; P 0,22%; tinh bột 10,7%, vitamin A, và vitamin C.
Thân rễ chứa đường toàn phần 22,05%, đường khử 9,20%, đường chuyển hóa 12,45%. Có tài liệu nói rõ hơn có chứa glucose, fructose. Theo một số tài liệu cỏ tranh có chứa arundoin 0,1%, fernerol 0,001%. Theo Prosca 12, thân rễ có cả biphenyl ether cylindol A và B, các hợp chất phenol imperanen, chất sesquiterpen cylindren, các lignan gravinon A và B.


TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

  1. Tác dụng lợi tiểu: thí nghiệm trên thở dạng chiết bằng nước và nước sắc rễ cỏ tranh cho thẳng vào dạ dày có tác dụng lợi tiểu, dùng thuốc 4-5 ngày tác dụng lợi tiểu mức tối đa. Về cơ chế tác dụng có tác giả cho rằng tác dụng lợi tiểu của cỏ tranh có liên quan đến hàm lượng phong phú muối kali trong rễ.
  2. Tác dụng cầm máu: nước sắc hoa cỏ tranh thí nghiệm trên thỏ bằng đường uống với liều 0,5 g/kg trong 3 ngày, thì thời gian đông máu và thời gian chảy máu của thỏ đều rút ngắn. Tác dụng này được duy trì trong vài ngày. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng giảm sức thẩm thấu của thành mạch, tăng cường sức đề kháng của mao quản.
  3. Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc rễ cỏ tranh thí nghiệm trên môi trường nuôi cấy có tác dụng ức chế trực khuẩn Shigella.
  4. Các tác dụng khác: chất coixol có trong thân rễ có tác dụng ức chế sức co bóp của cơ vân. Chất cylindol có ảnh hưởng đến hoạt tính của men lipooxygenase, chất imperanene có tác dụng ức chế ngưng kết tiểu cầu thỏ. Ngoài ra, rễ cỏ tranh còn có tác dụng an thần, giải nhiệt, giảm đau.

CÔNG DỤNG

Trong cuộc sống

Rễ cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, có tác dụng thông tiểu tiện, lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt.
Hoa cỏ tranh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cầm máu, giảm đau.

Rễ cỏ tranh được dùng chữa bệnh nhiệt phiền khát, tiểu tiện khó khăn, đái ít, đái buốt, đái ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, phù viêm thận cấp, hen suyễn. 
Hoa cỏ tranh chữa chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, chảy máu vết thương. Liều dùng 9 – 15 g/ ngày, sắc nước uống.

Trong đông y


 

Các bài thuốc đông y

  1. Thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt: 
    Rễ cỏ tranh 50 g, râu ngô 40 g, mã đề 25 g, cúc hoa 5 g. Tất cả thái nhỏ sắc với 600 ml nước, còn 200 ml nước, uống ngày 2 -3 lần. Trẻ em dưới 14 tuổi dùng 2/3 liều người lớn.
  2. Chữa hen suyễn:
    Bạch mao căn 60 g, tang bạch bì 60 g, sắc 400 ml nước còn 200 ml nước, bỏ bã, uống lúc còn nóng sau bữa ăn.
  3. Chữa đi tiểu ra máu: 
    Bạch mao căn, sa tiền tử, mỗi thứ 30 g, sắc nước thêm đường uống.


CỎ TRANH (Thân rễ)
Rhizoma Imperatae cylindricae

Bạch mao căn

Dược liệu là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Cỏ tranh (Imperata cylindrica P. Beauv), Họ Lúa (Poaceae)
Mô tả
Thân rễ hình trụ, dài 30-40 cm, đường kính 0,2 – 0,4 cm. Mặt ngoài trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc và nhiều đốt, mỗi đốt dài 1 – 3,5 cm, trên các đốt còn sót lại vết tích của lá vẩy và của rễ con. Dược liệu dai, dễ bẻ gẫy ở đốt, mặt bẻ có sợi. Mặt cắt ngang gần hình tròn, mặt ngoài lồi lõm không đều, ở giữa thường rách nứt. Dưới ánh sáng đèn tử ngoại 365 nm, phần tủy có phát quang màu xanh lơ, phần vỏ phát quang màu vàng nhạt. Dược liệu không mùi, không vị, sau hơi ngọt.


Vi phẫu
Biểu bì gồm một lớp tế bào đều đặn. Mô cứng gồm 2 – 4 tế bào hình đa giác, màng dày và xếp sát biểu bì. Mô mềm vỏ đạo cấu tạo bởi các tế bào tròn to. Giữa mô mềm vỏ có các bó libe gỗ nhỏ là vết tích của phần rễ con.Vòng nội bì gồm 1 lớp tế bào xếp đều đặn có thành phía trong rất dày, thành 2 bên và phía ngoài mỏng. Trụ bì hóa mô cứng thành vòng liên tục. Các bó libe gỗ tập trunng ngay sát lớp trụ bì và rải rác trong phần nhu mô tủy. Mỗi bó libe - gỗ gồm 1 bao mô cứng ở xung quanh, 1 đám libe, 1 hay 2 mạch gỗ to nằm trong mô mềm gỗ, bên trong còn có thể còn có những tế bào nhuộm màu hồng vì còn chất celulose. Ở những phần thân già giữa nhu mô tủy thường có khuyết to, khuyết này nhỏ và mất dần khi gần đốt.



Tiết diện ngang thân rễ


Bột
Bột dược liệu màu trắng ngà. Soi kính hiển vi thấy: Biểu bì gồm những tế bào hình chữ nhật, vách nhăn nheo, xếp thành thành dãy dọc. Có 2 dạng sợi: có loại khoang rộng và có vách ngang; có loại thành rất dày, khoang hẹp tạo thành bó hay riêng lẻ. Nhiều loại mạch: mạch vạch, mạch chấm, mạch xoắn. Mảnh mô mềm gồm những tế bào màng mỏng. 



Chú thích:
1.    Biểu bì
2.    Mạch điểm
3.    Sợi
4.    Bó sợi
5.    Mạch vạch
6.    Mô mềm
Định tính
Thể hiện phép thử của cỏ tranh
Độ ẩm:
Không quá 12 % 
Tro tòan phần
Không quá 6% 
Tro không tan trong acid hydrocloric
Không quá 3% 
Bảo quản
Để nơi khô ráo
Kiêng kỵ
Người hư hỏa, không thực nhiệt, kiêng dùng.
Phụ nữ có thai, dùng thận trọng.

Lượt xem: 988
Tác giả: DS.Phan Lê Như Quỳnh
Nguồn:suckhoedoisong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi