Tác dụng chữa bệnh của cây lá ngón

Tên khoa học của cây lá ngón: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae). Mô tả: Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lá mọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. […]

Tên khoa học của cây lá ngón: Gelsemium elegans Benth., họ Mã tiền (Loganiaceae).

Mô tả: Cây lá ngón thuộc loại cây bụi leo, có nhiều cành leo dựa vào cây khác. Lá mọc đối, màu xanh bóng, hình tròn, đầu nhọn. Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng, hình ống nhỏ, xòe 5 cánh. Mùa hoa từ tháng 6 – 10. Quả nang thon dài, màu nâu, chứa nhiều hạt. Hạt nhỏ, hình hạt đậu, màu nâu nhạt, có cánh mỏng phát tán theo gió rất xa. Cây lá ngón mọc hoang khắp nơi trong nước ta, phổ biến ở vùng rừng núi.

Bộ phân dùng: lá, rễ

cay-la-ngon

Phân bố: Cây mọc hoang ở một số vùng đồi, núi nước ta.

Thành phần hoá học: Alcaloid (gelsemin, gelmicin…)

Công dụng: Chữa mụn nhọt độc, chữa vết thương do ngã hay bị đánh đòn. Cách dùng, liều lượng: Giã nhỏ đắp ngoài hoặc sắc lấy nước rửa chỗ đau.

Ghi chú: Cây Lá ngón là nguyên nhân của rất nhiều vụ ngộ độc ở các vùng rừng, núi. Alcaloid của Cây lá ngón có độc tính rất mạnh, dễ gây ngộ độc chết người. Khi ngộ độc bị nôn mửa, hôn mê, giãn đồng tử, ngạt hô hấp, các cơ bị mềm nhün, đau bụng dữ dội, chảy máu dạ dày, ruột. Khi ngộ độc phải rửa dạ dày, chuyển đến bệnh viện cấp cứu.

Thông tin này chỉ dành cho nhân viên y tế tham khảo, người bệnh không được tự ý áp dụng phương pháp này để chữa bệnh.

Trích: Bách Khoa Y Học 2010

Biên soạn ebook : Lê Đình Sáng

ĐẠI HỌC Y KHOA HÀ NỘI

Lượt xem: 405
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi