Chữa tiểu đêm, tiểu són, dắt bằng ích trí nhân Xét tác dụng của Ích trí nhân đắng dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ, nấu với nước muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau...

Xét tác dụng của Ích trí nhân đắng dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ, nấu với nước muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau...

Ích trí nhân tên khoa học (Fructus Alpiniae Oxyphyllae) (Alppinia oxyphylla Miq.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ích trí nhân, lần đầu tiên được ghi trong sách Bản thảo thập di còn gọi là Ích trí tử là hạt chín phơi khô của cây Ích trí. Lúc chế, bỏ quả chín cho vào chảo sao vỏ cháy, bỏ vỏ lấy nhân, hoặc nhân tẩm nước muối, sao khô gọi là Diêm ích trí nhân.

Ích trí nhân

Đông y cho rằng ích trí nhân có vị cay tính ôn, qui kinh Tỳ, thận. Các y thư cổ như sách Khai bảo bản thảo: vị cay ôn không độc. Sách Bản thảo tiện độc: vị cay đắng tính nhiệt. Sách Trung dược học: tính vị cay ôn. Sách Thang dịch bản thảo: thủ thái âm kinh, túc thiếu âm kinh. Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập 3 kinh: Tỳ vị thận. Sách Bản thảo cầu chân: nhập túc quyết âm can kinh, thủ thái âm phế kinh...

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy thuốc có tác dụng ức chế co bóp hồi tràng, cường tim, làm dãn mạch.

Nhờ vậy được sử dụng trị liệu như

* Trị khí của bàng quang suy yếu, không kiềm chế được gây nên chứng tiểu nhiều: Ích trí nhân sao chung với muối cho kỹ rồi bỏ muối đi. Hợp chung với Thiên thai ô dược, 2 vị bằng nhau, tán bột. Dùng rượu nấu bột Hoài sơn làm hồ, trộn với thuốc bột làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 30 viên với nước sôi, lúc đói (Súc Tuyền Hoàn - Chu Thị Tập Hiệu phương).

Hay trị tiểu đêm nhiều lần: (cũng do Bàng quang Thận hư hàn) dùng các phương gồm: Ích trí nhân 20 hạt, thêm vài hạt muối sắc với 200ml nước, uống trước khi đi ngủ. Hay Súc tuyền hoàn (Phụ nhân lương phương): Ô dược, Ích trí nhân, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau làm hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g, ngày 2 - 3 lần. Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm.

* Trị Di tinh (do thận dương hư), bạch đới: diếp đắng, Phục linh, Phục thần, lượng bằng nhau, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g, uống với nước sôi ấm (Ích Trí Hoàn - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

* Trị miệng chảy nước dãi nhiều (do Tỳ vị hư hàn) dùng: diếp đắng, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

* Trị tiêu chảy do Tỳ thận hư: diếp đắng, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai, mỗi thứ 6g. Tán nhuyễn, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần,mỗi lần 4g (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

* Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ thận dương hư: Gồm Ích trí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai mỗi thứ 6g, tán bột mịn làm hoàn, uống mỗi lần 4 - 8g, ngày 2 lần tùy theo tuổi. Liều thường dùng: 4 - 12g.

* Trị bụng trướng đau, tiêu chảy liên tục không cầm, đó là chứng khí thoát: Ích trí nhân đắng 80g, sắc nước thật đặc, uống dần (Thế Y Đắc Hiệu). Trị tỳ và thận có hư nhiệt, tâm khí không thông, tiểu đục, tinh yếu: Ích trí nhân đắng, Phục thần, Phục linh. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8-12g (Ích Trí Hoàn – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

* Trị xích trọc: Ích trí nhân đắng 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320g. tán nhuyễn, trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn. mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục).

* Trị bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo kèm bụng đầy: Ích trí nhân đắng, tẩm với nước muối cho kỹ, sao. Lại dùng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương).

* Trị tiểu nhiều lần và trẻ em đái dầm: Ô dược, Ích trí nhân đắng, Hoài sơn (chưng rượu), lượng bằng nhau. Tán bột, làm hoàn, mỗi lần uống 8g-12g, ngày 2-3 lần (Súc Tuyền Hoàn - Phụ Nhân Đại Toàn Lương phương).

* Trị phụ nữ bị băng trung, huyết ra như nước: Ích trí nhân đắng, sao, tán nhuyễn. Uống 8g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo).

* Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi: diếp đắng 40g, Cam thảo 8g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương). Trị có thai mà ra huyết: diếp đắng 20g, Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g với nước sôi, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương).

Xét tác dụng của Ích trí nhân đắng dùng với thuốc có vị thơm thì vào phế, dùng với thuốc bổ khí thì vào Tỳ, nấu với nước muối thì vào Thận. Ba tạng này có quan hệ với nhau. Nếu dùng vào thuốc bổ thì nên tùy bệnh mà gia giảm nhưng không nên dùng nhiều (Thang Dịch Bản Thảo). Ích trí nhân đắng vị cay, là vị thuốc hành dương, làm cho âm lui. Người nào Tam tiêu và Mệnh môn suy yếu thì nên dùng, người nào Tỳ Vị hàn, chảy nước dãi nhiều thì Ích trí nhân đắng làm cho ôn Tỳ Vị, vì vậy nó có thể thu liễm được đờm dãi (Bản Thảo Cương Mục). Ích trí vận hành dương khí, làm cho âm lui, là vị thuốc giao thông của mẹ con Tâm và Tỳ. khí ở Tam tiêu và Mệnh môn yếu cũng như Tâm Tỳ hư yếu thì nên dùng. Vì Tâm là mẹ của Tỳ cho nên muốn cho ăn được không những phải hòa Tỳ mà phải dùng thuốc của tâm vào trong thuốc của Tỳ để thêm hỏa vào trong thổ thì hỏa sinh được thổ (Dược Phẩm Vậng Yếu). Ích trí nhân đắng, hành nhiều, bổ ít, vì thế dùng làm thuốc bổ, nếu dùng độc vị sẽ bị tán khí (Hội Dược Y Kính).

B.S HOÀNG XUÂN ĐẠI
Lượt xem: 255
Nguồn:nongnghiep.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi