Những Điều Chưa Biết Về Đông Trùng Hạ Thảo

Tại Trung Quốc Đông Trùng Hạ Thảo từ lâu được xem như một vị thuốc cực phẩm dùng để chữa bệnh. tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đông trùng hạ thảo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Nguồn gốc: Vị thuốc này thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký […]

Tại Trung Quốc Đông Trùng Hạ Thảo từ lâu được xem như một vị thuốc cực phẩm dùng để chữa bệnh. tại Việt Nam trong thời gian gần đây, đông trùng hạ thảo đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

chiếm được lòng tin của người tiêu dùng

chiếm được lòng tin của người tiêu dùng

Nguồn gốc:

Vị thuốc này thực chất là hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis(Berk.) G.H.Sung, J.M.Sung, Hywel-Jones & Spatafora (2007), 1878 với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes. Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensiský sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000 m như: Tây Tạng,Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam.

tac-dung-cua-dong-trung-ha-thao-cua-vua-chua-xa-xua

Thành Phần:

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K…)

Công dụng:

 Đông Trùng Hạ Thảo được cả Tây và Đông y công nhận:
Y học phương Đông và phương Tây dựa trên những nền tảng khác nhau nên đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Nhưng đối với đông trùng hạ thảo thì cả hai bên không chỉ cùng nhất trí về tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của đông trùng hạ thào mà còn bổ sung cho nhau trong việc đưa đông trùng hạ thảo trở thành huyền thoại trong y học: phương Đông phát hiện và đưa đông trùng hạ thảo vào việc chữa trị hầu hết các loại bệnh, phương Tây kiểm chứng lại những giả thuyết về tác dụng chữa bệnh của đông trùng hạ thảo của phương Đông bằng thực nghiệm. 

Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo

>> Dưới đây tóm tắt vài công dụng của thần dược Đông Trùng Hạ Thảo trị các bệnh 

– Điều trị ung thư:
Các nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Nhật Bản và Trung Quốc đã cho thấy các bệnh nhân bị các chứng ung thư khác nhau được tiêm 6 gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày kết hợp với hoá trị trong vòng 2 tháng đã làm giảm đáng kể kích thước khối u, trong khi đó, các bệnh nhân được chữa trị bằng phương pháp bức xạ hay hoá trị liệu thì bệnh trạng không chuyển biến đáng kể.

– Chữa các bệnh liên quan đến thận:
Nhờ khả năng làm tăng nồng độ17-hydroxy-corticosteroid và 17-ketosteroid trong cơ thể nên đông trùng hạ thảo có thể giúp điều trị và phục hồi chứng năng hầu hết các bệnh và triệu chứng liên quan tới thận như suy thận mãn tính, suy giảm chức năng thận, tổn thương thận, v.v.

 – Tác động đến hệ miễn dịch:
Đông trùng hạ thảo không chỉ kích thích hệ miễn dịch mà còn, kỳ diệu thay, có khả năng ức chế hệ miễn dịch. Năm 1996, các nhà khoa học đã thật sự kinh ngạc khi phát hiện chính loại dược liệu họ sử dụng bấy lâu để kích thích hệ miễn dịch (giúp bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh xâm nhập và loại bỏ các chất gây hại trong cơ thể) cũng có khả năng ức chế hệ miễn dịch (vốn rất quan trọng trong phẫu thuật cấy ghép nội tạng – giữ cho nội tạng mới ghép không bị tổn thương).

– Điều tiết đường huyết, kiểm soát bệnh tiểu đường:
Một lĩnh vực được quan tâm đặc biệt là khả năng điều tiết lượng đường trong máu của đông trùng hạ thảo. Thử nghiệm cho thấy, 95% bệnh nhân điều trị tiểu đường bằng 3gram đông trùng hạ thảo mỗi ngày có sự chuyển biến trong lượng đường huyết, trong khi chỉ có 54% bệnh nhân trong nhóm điều trị bằng các phương pháp khác có thay đổi.

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong điều trị các bệnh liên quan đến phổi:
Đông trùng hạ thảo có khả năng tăng cường hiệu năng sử dụng oxy trong cơ thể, cùng với các chiết xuất từ nó đã được chứng minh có thể giúp điều trị nhiều bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả các bệnh nghiêm trọng như hen suyễn, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), viêm phế quản, giúp ức chế cơn co khí quản,v.v.

– Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong điều trị các bệnh liên quan đến tim:
Phân tích hoá học cho thấy đông trùng hạ thảo có adenosine, deoxy-adenosine, nucleotide adenosine và các loại nucleotide tự do khác,v.v. giúp  giữ ổn định và điều chỉnh rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, các digoxin, hydrochlorothiaside, dopamine và dobutamine trong đông trùng hạ thảo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân suy tim mãn tính, như làm tăng các điều kiện chung về thể chất, sức khoẻ, chức năng tim cũng như về đời sống tình dục.

 – Tác dụng của đông trùng hạ thảo trong điều trị các bệnh liên quan đến gan:
Gần như tất cả các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đông trùng hạ thảo và chức năng gan đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp tăng hiệu quả hoạt động của gan. Ngày nay, đông trùng hạ thảo thường được sử dụng trong điều trị sơ gan, viêm gan B, C mãn tính tại nhiều nước ở châu Á. Ngoài ra, đông trùng hạ thảo còn được sử dụng kết hợp với một số loại nấm dược liệu khác để hỗ trợ cho lamivudine trong điều trị viêm gan siêu vi B.

– Điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục:
Đông trùng hạ thảo được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị rối loạn và suy giảm chức năng tình dục cho cả nam và nữ, các trường hợp giảm ham muốn, bất lực, vô sinh. Đông trùng hạ thảo đã được chứng minh trong nhiều thí nghiệm trên các bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi kể cả phụ nữ và đàn ông đã có tuổi, và cả người già đều cho thấy đông trùng hạ thảo giúp phục hồi và điều trị hầu hết các vấn đề liên quan đến chức năng sinh dục, sinh sản của cơ thể.

– Làm giảm lượng cholesterol trong máu:
Mặc dù tăng cholesterol trong máu thường không được coi là một bệnh, nhưng nó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy cơ thể đã bị rối loạn chức năng trao đổi chất và nguy cơ về tim mạch.Đông trùng hạ thảo đã được kiểm chứng là có tác dụng tốt trong việc làm giảm lượng cholesterol trong máu.

– Chống mệt mỏi:
Đông trùng hạ thảo làm gia tăng ATP (Ađênôzin triphôtphat — nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào) và oxy trong cơ thể giúp cho người sử dụng luôn khoẻ mạnh và không bị các triệu chứng mệt mỏi.

Cách dùng đông trùng hạ thảo để tác dụng của đông trùng hạ thảo đạt được là cao nhất

Cách dùng Đông Trùng Hạ Thảo

Cách dùng Đông Trùng Hạ Thảo

Cách 1: Đông trùng hạ thảo hầm gà (hoặc vịt, bồ câu, chim cút)
– Nguyên liệu: 5-10g đông trùng hạ thảo, 1 con gà mái (1500g), 15g bột ngọt, 30g tiêu xanh, 30g gừng, 10g muối ăn, 100ml rượu vang, 2000ml nước.

– Phương pháp: Gà được làm sạch và loại bỏ nội tạng, sau đó cho các thành phần còn lại vào và đun lửa nhỏ trong vòng 2 giờ (có thể sử dụng nồi áp suất để rút ngắn quá trình hầm) là có thể sử dụng được. 

Cách 2: Đông trùng hạ thảo hầm baba
– Nguyên liệu: Ba ba 1 con (bỏ đầu, chia thành 4 miếng), đông trùng hạ thảo 10g, đại táo 10 quả (bỏ hột), hành (cắt đoạn), gừng (thái phiến), tỏi (đập dập) và gia vị vừa đủ.

– Chế biến: Ba ba cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch, cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Ăn trong ngày.

Đông Trùng Hạ Thảo được chế biến ra món ăn bổ dưỡng

Đông Trùng Hạ Thảo được chế biến ra món ăn bổ dưỡng

Cách 3: Đông trùng hạ thảo ngâm rượu
– Nguyên liệu: 50g đông trùng hạ thảo ngâm với 1.5 lít rượu trắng.

– Phương pháp: Ngâm đông trùng hạ thảo trong rượu khoảng 20-30 ngày, sau khoảng thời gian trên có thể dùng mỗi ngày từ 15-20ml .

Cách 4: Đông trùng hạ thảo hãm kiểu uống trà
– Dùng khoảng từ 1-2g đông trùng hạ thảo ngâm trong cốc nước nóng 60-70 oC khoảng 5 phút và uống rồi nhai hết cả xác.

>>> Bài Viết Liên Quan Về Đông Trùng Hạ Thảo 

Đông Trùng Hạ Thảo Aloha

Lượt xem: 513
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi