Có thuốc phòng bệnh đau vai gáy?

Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Hương Giang (Lâm Đồng)

Đau vai gáy là một trong những triệu chứng của bệnh lý cơ xương khớp vùng cột sống, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi loại hình lao động sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù vậy, chứng đau vai gáy hay gặp hơn ở những người thường xuyên làm công việc văn phòng, trong môi trường điều hòa lạnh, ít vận động.

Nguyên nhân gây đau vai gáy có thể đơn thuần do lạnh, có thể tự nhiên sau khi ngủ dậy, có thể do ngồi, làm việc lâu ở tư thế không thích hợp hoặc do vận động xoay cổ đột ngột. Đau vai gáy còn là triệu chứng của hội chứng cổ vai cánh tay, nguyên nhân có thể do thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn ép rễ/dây thần kinh hoặc chèn ép tủy cổ.

Bệnh thường biểu hiện cấp tính, đau dữ dội nhưng cũng có khi xuất hiện từ từ, đau âm ỉ, tái phát nhiều lần, mạn tính. Vẹo cổ, hạn chế vận động cột sống cổ. Căng cơ vùng cổ gáy. Nếu có chèn ép thần kinh, tủy cổ thường kèm đau, tê lan tỏa lan lên vùng chẩm/ra vai tay, có khi có rối loạn cảm giác như nóng rát, kiến bò vùng vai, cánh tay, bàn và ngón tay. Bệnh cũng có khi kèm các triệu chứng khác như đau đầu vùng chẩm, chóng mặt, ù tai, mệt mỏi. Các triệu chứng này thường do rối loạn vận mạch hệ thống động mạch sống nền, rối loạn thần kinh thực vật…

Điều trị triệu chứng kết hợp giải quyết nguyên nhân. Kết hợp điều trị thuốc và các biện pháp không dùng thuốc khác như vật lý trị liệu, y học cổ truyền. Trong trường hợp đau cấp có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, các thuốc giảm đau phối hợp paracetamol với tramadol hoặc codein, thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau thần kinh.

Về cơ bản không có thuốc phòng đau vai gáy, việc phòng bệnh/tránh tái phát chủ yếu dựa vào nhận thức trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt, lao động, công việc như tránh bị lạnh, tránh gió điều hòa trực tiếp; tránh gối đầu quá cao; lưu ý tư thế đầu - cổ thích hợp khi làm việc, sử dụng máy tính; tránh duy trì một tư thế kéo dài; thận trọng khi xoay cổ đột ngột, quá mức; có thể tự xoa nắn, chườm ấm da cơ vùng cổ gáy sau khi làm việc nhiều và lâu trong một tư thế; thường xuyên thay đổi tư thế mỗi 30 phút-1giờ, thực hiện một số động tác vận động cúi/ngửa/nghiêng/xoay cột sống cổ một cánh nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ bắp, lưu thông khí huyết, giảm mệt mỏi căng cứng cơ…

Bạn nên đi khám, cần thiết có thể phải thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu để chẩn đoán chính xác, dùng thuốc đúng. Không nên tự ý uống thuốc để “phòng” đau vai gáy.

TS.BS. Phạm Quang Thuận

Lượt xem: 466
Nguồn:suckhoedoisong.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi