Cây sài đất – công dụng của cây sài đất

Cây sài đất là loại cây rất quen thuộc với những bạn ở nông thôn, trên những cánh đồng, những bờ kênh, hay trong vườn nhà, cây sài đất mọc rất nhiều. Là cây khi sờ vào hơi nhám, cây có hoa màu vàng rất xinh, nhưng vì cây có mùi hơi khó chịu nên cây thường không được sử […]

Cây sài đất là loại cây rất quen thuộc với những bạn ở nông thôn, trên những cánh đồng, những bờ kênh, hay trong vườn nhà, cây sài đất mọc rất nhiều. Là cây khi sờ vào hơi nhám, cây có hoa màu vàng rất xinh, nhưng vì cây có mùi hơi khó chịu nên cây thường không được sử dụng nhiều. Nhưng sự thật là trong Đông y cây sài đất có rất nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả, sau đây hãy cùng bài viết tìm hiểu công dụng của cây sài đất.

Sơ lược về cây sài đất

Cây sài đất có tên khoa học là Wedelia chinensis (Osbeck) Merr., Họ Cúc – Asteraceae hay ở nhiều nơi gọi cây sài đất là Húng trám, Ngổ núi, Cúc nháp, Hoa múc.

  • Sài đất là loại cỏ sống dai, mọc lan bò, thân mọc lan tới đâu rễ mọc tới đấy.
  • Thân màu xanh có lông trắng, cứng, nhỏ.
  • Lá gần như không cuống, mọc đối, hình bầu dục thon dài 2 đầu nhọn, có lông nhỏ cứng ở cả hai mặt.
  • Cụm hoa hình đầu, cánh hoa màu vàng tươi.
  • Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh trong cả nước.

Công dụng của cây sài đất

Tiêu độc, giải độc gan chữa viêm tấy ngoài da, mụn nhọt, xơ gan, bắp chuối, sưng vú, rôm sảy, chốc đầu, đau mắt.

> Chữa cảm sốt, uống phòng biến chứng bệnh sởi

> Dùng khô: ngày dùng 50g, sắc với 500ml nước, lấy 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Cây sài đất dễ nhầm với cây lỗ địa cúc. Cần chú ý cây lỗ địa cúc có lá ngắn hơn, hoa màu vàng nhạt, quả bé không có lông và không thu hẹp ở đầu, không có vòng lồi lên, đầu cụt.

Một số bài thuốc từ cây sài đất

1. Chữa rôm sảy trẻ em: Sài đất rửa sạch,vò nát, pha nước tắm cho trẻ.

2. Chữa sốt cao: Sài đất 20-50 g, rửa sạch giã nát, pha với nước sôi để nguội uống, bã đắp vào lòng bàn chân.

3. Chữa sốt xuất huyết: Sài đất tươi 30 g, Kim ngân hoa 20 g, Trắc bá diệp (sao đen) 20 g, Củ (hoặc lá) sắn dây 20 g, Hòe hoa (sao cháy) 16 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Nếu sốt cao, khát nhiều, thêm Củ tóc tiên (mạch môn) 20 g.

4. Chữa viêm cơ (bắp chuối): Sài đất tươi 50 g, Bồ công anh 20 g, Kim ngân hoa 20 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp với sài đất tươi, giã nát, đắp tại chỗ sưng đau.

5. Chữa viêm tuyến vú: Sài đất 50 g, Bồ công anh 20 g, Kim ngân hoa 20 g, Thông thảo 20 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

6. Chữa viêm bàng quang: Sài đất tươi 30 g, Bồ công anh 20 g, Mã đề 20 g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

7. Chữa nhọt: Sài đất 30g, Kim ngân hoa 15g, Thổ phục linh (khúc khắc) 10 g, Bồ công anh 20 g. Sắc uống ngày một thang.

9. Chữa mụn, lở, chàm: Sài đất 30g, Kim ngân hoa 15 g, Thổ phục linh 10g, Ké đầu ngựa 12g, Cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp Sài đất giã nát, đắp lên mụn lở rất tốt.

10. Chữa ung thư môn vị: Sài đất 30 g, Bán chi liên 30 g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30 g. Sắc uống ngày một thang.

Cần phân biệt cây sài đất với…

1. Cây lỗ địa cúc: Còn được gọi là bành kỳ cúc, có tên khoa học là Wedelia prostrata (Hook. Et Arn.) Hemls, thuộc họ nhà Cúc Asteraceae.

Lỗ địa cúc thì lá ngắn hơn, hoa có màu vàng nhạt, quả bế không thu hẹp ở đầu, khong có lông, đầu cụt, không có vòng lồi lên.

2. Cây sài đất giả: Có tên khoa học là Lippia nodiflora (L) L. C. Rich., thuộc họ nhà Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Ngày xưa Quốc doanh Hà Nội có vài lần thu mua nhầm.

Cây này có cành gân như vuông, nhẵn và hơi có lông. Lá có hình thìa, mép trên răng cưa, mép dưới hoàn toàn nguyên, đầu hơi tròn. Hoa màu xanh nhạt, nhỏ, đôi khi màu trắng hoặc vàng hồng, mọc ở nách lá thành bông, ban đầu hình đầu, khi kết quả thì dài ra giống hình bắp ngô nhỏ dài từ 1-1,5cm. Quả khô thì có màu nâu đen.

Cả 2 cây trên cùng được dùng làm thuốc điều trị một số bệnh, rất giống sài đất nên cần quan sát kĩ.

Tổng hợp

Xem thêm

Cây sa kê – công dụng của cây sa kê

Lượt xem: 427
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi