Cây ngải cứu và 10 tác dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian
Cây ngải cứu một loại cây được nhiều người biết đến là một loại rau được sử dụng để làm thức ăn như nấu canh, ăn lẩu hoặc ăn với trứng… Chúng được trồng khá phổ biến ở nước ta khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết được hết các tính năng tuyệt vời của chúng. Cây Ngải Cứu đã được caythuocdangian.com một đơn vị rất uy tín về cây thuốc dân gian giới thiệu về loại cây và các tính năng tuyệt vời của chúng.
Một vài nét cơ bản về Ngải Cứu
Ngải cứu tên khoa học là Artemisia Bulgaris thuộc họ Cúc. Thành phần sử dụng của ngải cứu chủ yếu là cành và lá, được thu hoạch quanh năm nhưng nhiều vào tháng 5 tháng 6. Trong đông y vị đắng của ngải cứu có tác dụng rất tốt và chữa trị được rất nhiều bệnh.
Ngải cứu có lá màu xanh mọc đói xứng lá tia ra thành các mũi hình giáo đều 2 bên. Lá của chúng không cuống, được mọc lệch nhau, mặt trên và mặt dưới của lá khác nhau về màu sắc và độ mịn. Mặt dưới thì có nhiều lông hơn màu trắng, mặt trên thì nhẵn và có màu xanh.
Cây được mọc ở nhiều nơi từ đồi núi đến trong gia đình, chúng phát triển rất nhanh như cây cỏ. Đặc biệt là sau các cơn mưa, hiện tại có nhiều gia đình tự trồng cây tại vườn nhà. Nơi có nhiều nguồn nước cây sẽ mọc và phát triển nhanh hơn.
Các tác dụng của cây ngải cứu
-
Trị rôm sẩy, ghẻ lở, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ
Cách dùng: rửa sạch ngải cứu, sau đó xay nát chúng, lọc lấy nước cốt hòa với nước ấm. Tắm cho trẻ hàng ngày, tắm liên tục cho đến khi các vết mẩn, ngứa, rôm xảy.
-
Trị bong gân
Cách dùng: Lá ngải cứu tươi, rửa sạch đập hơi dập rồi giấm thanh hoặc tẩm rượu. Bó chặt vào nơi bị tổn thương, ngày bó vào chỗ bị thương từ một đến hai lần tùy theo vết thương nặng hay nhẹ.
-
Chống mệt mỏi tăng cường sức khỏe
Cách dùng: Ngâm mình tắm cùng nước ngải cứu đã nấu. Chúng có tác dụng tẩy các tế bào đã chết, làm da mềm mại và lưu thông máu nhiều hơn. Ngoài ra còn làm giảm các vết đau sương viêm và cơ bị viêm. Hoặc có thể dùng ngải cứu khô băm nhỏ cho vào nước mới đun sôi. Đậy kín miệng cốc như pha trà mạn, để từ 3-5 phút là có thể uống được. Đây là cách chông giảm viêm, lưu thông mạch rất tốt đặc biệt cho các mẹ đang cho con bú và người già.
-
Giúp nhẹ đầu tinh thần sảng khoải, mắt tinh sáng
Cách làm: Lá ngải cứu khô cho vào vải để có thể gối đầu. Đây là phương pháp do các đạo sĩ tu dùng để lúc nào đầu họ cũng nhẹ nhàng thanh thản. Phù hợp với những người có công việc căng thẳng, hay bị stress, dùng cách này có thể sẽ giữ được sự bình tĩnh nhẹ nhàng và sảng khoái.
-
Điều trị đau bụng kinh
Cách làm: Ngải cứu tươi dùng 6 đến 12 gam sắc đặc với nước để uống. Ngày chia 3 lần uống và uống hàng ngày cho đến khi hết đau bụng. Nếu nước sắc quá khó uống có thể hãm với nước trắng đun sôi như uống trà.
-
Điều trị kinh nguyệt không đều
Cách làm: ngay khi ngày đầu có kinh và trong cả thời gian đó cần làm theo công thức sau:
Dùng lá ngải cứu khô khoảng 10 gam và 200 ml nước. Đun sắc tới khi còn 100 ml nước dùng để uống, ngày uống 2 lần. Nếu khó uống quá có thể cho thêm chút đường.
-
Giúp an thai
Trong quá trình mang thai nếu có rỉ máu hoặc đau bụng cần khám trước sau không có vấn đề gi thì có thể dùng với bài thuốc bằng ngải cứu như sau:
Ngải cứu tươi 16 gam, Là tía tô 16 gm. Rửa sạch đem sắc với 600 ml nước. Đến khi cô còn bán nước nhỏ, ngày uống 3-4 lần. Nước ngải cứu an than tốt mà cũng rất an toàn với em bé.
-
Giúp bổ máu và lưu thông máu
Cách dùng: thành phần gồm gia vị, trứng gà, ngải cứu. Thái nhỏ ngải cứu, cho vào bát đánh cùng với trừng gà và thêm gia vị. Rán vàng rồi ăn với cơm hoặc chấm với tương ớt, tùy khẩu vị mỗi người.
-
Điều trị viêm họng ho khan, cảm cúm
Cách thứ nhất : Ngải cứu khoảng 300 gam, lá bưởi 100 gam, khuynh diệp 100 gam. Tất cả đun với 2 lít nước rồi xông với cơ thể khoảng 15 phút.
Cách thứ 2: Sắc nước thuốc gồm có lá tần dầy, lá sả, tía tô và ngải cứu. Nước thuốc cô lại uống từ 3 đến 5 ngày để trị ho cảm.
-
Trị mỏi khớp xương, đau đầu hoa mắt
Cách làm: Dùng lá ngải cứu tươi rửa sạch ( khoảng 300 gam) giã nát rồi thêm mật ong vào. Vắt hỗn hợp trên lấy nước uống. Uống nước này vào buổi trưa và chiều. Nên uống liên tục trong một đến hai tuần.
Trên đây là các tác dụng chính của Ngải Cứu, tuy nhiên vẫn chưa được đầy đủ như các kiến thức tại https://caythuocdangian.com/cay-ngai-cuu/ gồm mô tả kỹ càng về cây và toàn bộ các tác dụng của cây Ngải Cứu.
Lưu ý: Mặc dù Ngải Cứu có rất nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên cần chú ý không nên quá lạm dụng ăn nhiều ngải cứu vì sẽ gây ngộ độc, ảnh hưởng dến cơ thể. Những người mắc bệnh viêm gan cũng hạn chế, người mắc bệnh sỏi thận, động mạch vành tránh ăn trứng rán ngải cứu. Không nên ăn chúng khi cơ thể đang còn yếu, mới ốm dậy, phụ nữ mới sinh xong.