Cây sầu đâu – công dụng của cây sầu đâu

Cây sầu đâu được phân bố nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang nhiều nhất ở An Giang, Kiên Giang, Ninh Thuận và rải rác ở đồng bằng sông Cửu Long. Với người Ấn Độ, cây sầu đâu không chỉ được tôn thờ là Cây Thiêng mà còn được […]

Cây sầu đâu được phân bố nhiều ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Indonesia và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang nhiều nhất ở An Giang, Kiên Giang, Ninh Thuận và rải rác ở đồng bằng sông Cửu Long.

Với người Ấn Độ, cây sầu đâu không chỉ được tôn thờ là Cây Thiêng mà còn được coi là một cây thuốc quí. Người dân địa phương thường sử dụng lá sầu đâu để điều trị bệnh về da, răng miệng và rối loạn đường huyết.

Dưới đây là những công dụng của cây sầu đâu mà bạn có thể chưa biết.

Mô tả cây sầu đâu

Sầu đâu (Phía Nam)

Tên khoa học: Azdirachta indica Juss, f. Họ Xoan (MELIACEAE)

Cây gỗ cao 10-15m, lá mọc so le dài 20-30cm, một lần kép lông chim gồm 6-15 đôi lá chét mọc đối nhau, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có răng tù.

Cụm hoa: cờ ở kẽ lá, ngắn hơn lá gồm nhiều xim nhỏ. Hoa thơm màu trắng, cao 5-6m, dài có lông,10 nhị, núm nhuỵ phình lên với 3 gai và một vòng lông. Quả hạch màu đỏ, dài 2cm, có một vỏ cứng để đỡ và một hạt hoá gỗ. Thịt quả khi chính màu đen.

Vỏ thân, vỏ rễ, lá hoa, quả, hạt và gôm đều được dùng làm thuốc.

Cây mọc hoang và cũng thường được trồng ở lục tỉnh để lấy lá và hoa ở Hà Tiên, Châu Đốc, Cà Ná. Trộn gỏi: đắng (margosin) song ăn mát, bổ, hạ nhiệt; trị sưng, chống kinh, hạt chống viêm loét bao tử, trị phong thấp, vỏ dùng ngừa thai. Hạt chứa nhiều azdiractin – một chất chống côn trùng hữu hiệu. Gỗ ít bị sâu bệnh vì rất đắng.

Tất cả các bộ phận của cây chứa một chất dầu đắng và axit margosic. Hạt chứa tới 4,5% dầu; dầu này chứa các chất đắng nimbin, nimbinin và nimbidin. Nimbidin là hoạt chất chứa sunfua. Cụm hoa chứa một glucozit nimbosterin (0,005%) và 0,5% tinh dầu, nimbosterol, nimberetin và axit béo. Hoa chứa một chất đắng, một chất dầu kích thích đắng. Quả chứa một chất đắng bakayamin. Vỏ thân chứa 0,04% nimbin, 09,001% nimbinin và 0,4% nimbidin; 0.02% tinh dầu. Rễ cũng chứa chất đắng. Trong phân tử của chất đắng mimbin có một acetoxy, một lacton, một ester, một methoxy và một nhóm aldehyt.

Vỏ được dùng để trị sốt rét, vàng da, rễ cũng được dùng trị sốt rét nhưng hiệu quả không cao. Lá được dùng trị đụng giập và bong gân, trị đau các cơ, trị đinh nhọt, loét và eczema. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị thấp khớp, vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non, dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và hạt đều được dùng trị rắn cắn và bọ cạp đốt.

Sầu đâu (Phía Bắc)

Tên khoa học: Melia azedarach L. họ : Xoan MELIACEAE

Cây gỗ cao 7-10m, lá kép 2 lần hình lông chim lẻ, mọc so le. Lá chét dài 7-8cm, rộng 2-3cm, mép khứa răng cưa không đều, lá rụng vào mùa đông. Cụm hoa là một xim 2 ngả ở kẽ lá mang nhiều hoa nhỏ đều, lưỡng tính, cánh hoa màu hồng nhạt ở phía trong màu tím nhạt ở phía ngoài. 10 nhị dính liền nhau thành ống. Quả hạch gần hình cầu mà ta vẫn gọi là hình trái xoan. Vỏ đũa nhẵn khi non màu xanh, khi chín màu vàng.

Cây mọc hoang và được trồng để lấy gỗ. Trong vỏ thân và vỏ rễ chứa một alcaloit gọi là margozin. Trong quả có alcaloit là azaridin. Người ta dùng vỏ Xoan để trị giun đũa. Tuy thuốc có tác dụng làm ra giun nhưng với liều gần liều độc cho nên dễ bị ngộ độc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do dùng vỏ Xoan để tẩy giun. Cẩn thận khi dùng.

Công dụng của cây sầu đâu

Làm đẹp da

Nhờ giàu vitamin C, lá sầu đâu thường được xem là thảo dược giúp điều trị các vấn đề về da chẳng hạn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, vết thâm, nám và ngăn ngừa lão hóa da. Loại lá này còn được sử dụng để điều trị bệnh nấm da như lác đồng tiền ở chân và tay.

Người dân Ấn Độ thường xuyên sử dụng lá sầu đâu để có một làn da thật khỏe mạnh, mềm mại và sáng. Bạn có thể xay lá sầu đâu thành bột để làm mặt nạ dưỡng da hoặc thuốc bôi ngoài da.

Chữa bệnh răng miệng

Từ xưa tới nay, các nhánh của cây sầu đâu còn được sử dụng để điều trị bệnh liên quan đến răng miệng. Trước đây, cuống lá sầu đâu còn được sử dụng thay cho bàn chải đánh răng.

Các chất trong cành sầu đâu có thể chống lại bệnh sâu răng, nhiễm trùng miệng và ngăn ngừa sự hình thành các mùi hôi.

Lá sầu đâu cũng được chứng minh có đặc tính tương tự và chiết xuất của nó được sử dụng trong một số loại kem đánh răng.

Kiểm soát đường huyết

Bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tiêu thụ lá sầu đâu. Các nghiên cứu đã chứng minh lá sầu đâu rất hiệu quả trong việc giảm bớt nồng độ glucose trong cơ thể.

Nó cho phép tuyến tụy tiết insulin, khiến lượng đường trong máu được kiểm soát trong mức cho phép.

Người bị tiểu đường có thể dùng 5-10 lá, tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt, cũng không khó uống.

Ngành công nghiệp dược phẩm của nhiều nước đã chiết xuất từ cành, lá sầu đâu và chế thành thuốc viên trị bệnh đái tháo đường do thiếu insulin, làm thuốc lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu.

Điều đặc biệt là những viên thuốc được làm từ chiết xuất cây sầu đâu không gây ra tác dụng phụ.

Xem thêm

Cây sâm đất – công dụng của cây sâm đất

Lượt xem: 1.226
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi