Cây nghệ vàng – công dụng của cây nghệ vàng

Cây nghệ vàng có tác dụng gì? Nghệ không những được dùng phổ biến làm gia vị để tạo màu cho các món ăn mà nó còn có lợi ích rất lớn với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu rõ hơn các công dụng của cây nghệ vàng trong bài viết dưới đây các bạn nhé. Sơ lược về […]

Cây nghệ vàng có tác dụng gì? Nghệ không những được dùng phổ biến làm gia vị để tạo màu cho các món ăn mà nó còn có lợi ích rất lớn với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu rõ hơn các công dụng của cây nghệ vàng trong bài viết dưới đây các bạn nhé.

Sơ lược về cây nghệ

Nghệ còn có tên gọi khác là khương hoàng (Curcuma longa) là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, (Zingiberaceae), cây lấy củ (thân rễ) dưới mặt đất. Nghệ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Tamil Nadu, thuộc vùng đông nam Ấn Độ, nhiệt độ sinh trưởng từ 20 độ C đến 30 độ C. Loài cây này được thu hoạch hàng năm để lấy phần củ và trồng cây mới từ giống củ đã thu hoạch được.

Cây tạo nhánh cao, có màu vàng cam, hình trụ, và thân rễ có mùi thơm. Lá nghệ mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng song song. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành, cuống lá dài từ 50 – 115 cm, còn phiến lá đơn thường có chiều dài từ 76 – 115 cm và thường thấp hơn 230 cm. Chiều rộng từ 38 – 45 cm và có dạng hình thuôn hoặc elip và thu hẹp ở chóp.

Công dụng của cây nghệ vàng

Theo giá sư tiến sĩ Đào Văn Phan (trưởng bộ môn dược lý của ĐH Y Hà Nội) khi nghiên cứu về củ nghệ vàng cho biết:

Nghệ vàng là cây thuốc rất quý được các nhà khoa học, y học chuyên môn đánh giá cao trong số rất nhiều cây thuốc khác. Trong nghệ vàng có chứa hoạt chất chính đó là curcumin đã được nghiên cứu dựa trên các kết quả thực nghiệm lâm sàng chứng minh curcumin có nhiều hoạt tính sinh học quý như chống viêm, chống các tế bào ung thư, giúp bảo vệ gan, thận và 1 số bộ phận của cơ thể. Củ nghệ vàng không những có tác dụng giúp phục hồi sức khỏe cho các chị em phụ nữ sau khi sinh nở, chữa bệnh đau dạ dày như viêm loét dạ dày, hành tá tràng mà nó còn có tác dụng rất lớn với các căn bệnh mãn tính như: ung thư, bệnh tim mạch, gan, mật và ngay cả bệnh mỡ máu…

Nghệ vàng trong đông y được dùng để chữa bệnh đau dạ dày, làm ành các vết thương lở loét hoặc dùng cho phụ nữ sau sinh khí huyết kém, da dẻ không được hồng hào. Nghệ vàng còn được nhiều người sử dụng để bôi khắp cơ thể giúp da đàn hồi tốt và lưu thông khí huyết.

Một số cách dùng nghệ vàng trị bệnh

Trị viêm gan virut cấp tính: Nghệ 12g; nhân trần, bồ công anh, bạch mao căn mỗi vị 40g; chi tử 16g; đại hoàng, hoàng liên mỗi vị 9g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.

Trị viêm gan mạn tính: Nghệ 4g; côn bố, đình lịch tử mỗi vị 12g; hạt bìm bìm, hải tảo mỗi vị 10g; quế tâm 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trước bữa ăn.

Trị sỏi gan, sỏi mật: Uất kim, phèn chua đồng lượng 10g. Hai vị tán bột uống ngày một thang, trước bữa ăn. Nếu có mật gấu gia thêm thì càng tăng công hiệu.

Trị kinh nguyệt không đều: Nghệ vàng, xuyên khung, đào nhân, mỗi vị 8g; ích mẫu, kê huyết đằng, mỗi vị 16g; sinh địa 12g. Sắc uống ngày một thang. Uống liền 2 – 3 tuần, trước khi có kinh. Uống vài ba liệu trình cho đến khi các triệu chứng ổn định.

Trị bế kinh đau bụng: Uất kim 15g, huyền hồ 10g. Cả hai đều chích giấm. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống trước bữa ăn. Uống 2 – 3 tuần.

 Trị trướng bụng, đau bụng: Khương hoàng hoặc uất kim, hương phụ, sài hồ, đồng lượng 9 – 12g. Sắc uống hoặc làm thuốc bột, ngày một thang, uống trước bữa ăn 1 – 1,5 giờ.

Trị mụn nhọt, đinh độc: nghệ vàng 100g, củ ráy dại 150g, dầu vừng 150g, nhựa thông, sáp ong 70g. Nghệ và củ ráy gọt vỏ, thái mỏng, giã nát. Cho hỗn hợp này vào dầu vừng nấu nhừ. Lọc bỏ bã, thêm nhựa thông, sáp ong vào đun nóng cho tan, quấy đều để nguội, phết lên giấy bản, dán vào mụn nhọt.

Trên đây là các công dụng của cây nghệ vàng, các bạn hãy tham khảo nhé!

Xem thêm

Lượt xem: 487
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi