Cách dùng cây gai mắc cỡ trị bệnh ghẻ ngứa đơn giản

Cây mắc cỡ có rất nhiều công dụng chữa bệnh, một trong số đó chính là cây gai mắc cỡ trị bệnh ghẻ ngứa vô cùng hiểu quả. Cùng theo dõi cách sử dụng loại cây này ngay trong bài viết dưới đây các bạn nhé! Mô tả cây mắc cỡ Cây gai mắc cỡ thuộc loại cây thảo sống […]

Cây mắc cỡ có rất nhiều công dụng chữa bệnh, một trong số đó chính là cây gai mắc cỡ trị bệnh ghẻ ngứa vô cùng hiểu quả. Cùng theo dõi cách sử dụng loại cây này ngay trong bài viết dưới đây các bạn nhé!

Mô tả cây mắc cỡ

Cây gai mắc cỡ thuộc loại cây thảo sống một năm,  là dạng cây bò sát đất. Cây nhỏ, mọc thành bụi lớn, cao 30 – 40cm. Thân cành lòa xòa, cong queo uốn éo, có lông và gai sắc nhọn. Lá kép, tất cả đều cụp lại khi đụng phải hoặc cụp lại vào ban đêm. Hoa nhỏ mọc ở kẽ lá được xếp thành đầu tròn, màu tím hồng. Quả thắt lại giữa các hạt, có nhiều lông cứng. Mùa hoa từ tháng 6 – 8. Ở Việt Nam , cây gai mắc cỡ phân bố rải rác khắp nơi, từ đồng bằng đến vùng núi có độ cao dưới 1000m, đặc biệt trong Nam cây mọc rất nhiều. Cây xấu hổ ưa sáng, mọc trên đất ẩm ở bãi sông, ven đường, nương rẫy, ruộng bỏ hoang nhất là ở các tỉnh miền Trung cát nóng.

Tính vị:  cành và lá cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi độc. Rễ xấu hổ có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc.

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thành phần hoá học:  Toàn cây chứa alcaloid là minosin và crocetin còn có flavonosid, các loại alcol, acid amin, acid hữu cơ. Hạt chứa chất nhầy, lá chiết ra một chất tương tự adrenalin. Trong lá và quả đều có selen.

Cách dùng cây gai mắc cỡ chữa bệnh ghẻ ngứa

Trước khi tìm đến các cách chữa trị bệnh ghẻ ngứa, các bạn cần nhận biết rõ các triệu chứng của căn bệnh này và phân biệt với các bệnh ngoài da khác để áp dụng đúng phương pháp điều trị. Các dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ ngứa như sau:

– Triệu chứng ban đầu của bệnh ghẻ ngứa là trên da xuất hiện các vết đỏ hơi nhô lên trên bề mặt da (chủ yếu là kẽ ngón tay, chân) và gây ngứa dữ dội. Các nốt này dần chuyển thành các bọng nước nhỏ cũng gây ngứa. Bọng nước bị vỡ ra khi có tác động như gãi. Các triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh ở khoảng tuần thứ 4 – 6 sẽ rõ ràng hơn.

– Triệu chứng da bị nhiễm trùng, bội nhiễm với các nhọt mủ, nhọt đầu đinh xuất hiện ở những vùng da thông thường không bị nhiễm ghẻ như vùng mông, vai, thắt lưng,… Đây là kết quả do việc gãi nhiều gây ra.

Bệnh ghẻ ngứa không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ tại vùng da bị tổn thương do gãi nhiều. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này cần kết hợp dùng thuốc điều trị và các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng theo các bài thuốc chữa ghẻ ngứa đơn giản như dưới đây:

Dùng lượng lá cây mắc cỡ nhất định giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

Một số công dụng khác của cây mắc cỡ

Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại

Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20 – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Bài 1: Rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần, mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Bài 2: Rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20g; rễ cỏ xước 15g; củ xả 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc, mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần trong ngày.

Bài 4: Rễ xấu hổ 10g; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Bài 5: Rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, dây đau xương, thiên niên kiện, thổ phục linh, tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12g. Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp

Rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc uống trong ngày. Hoặc dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

Viêm khí quản mãn tính

Rễ cây xấu hổ 100g sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày; mỗi liệu trình 10 ngày. Các quan sát lâm sàng thấy, 70% bệnh nhân khỏi bệnh hoặc có chuyển biến tốt sau 1 liệu trình. Tỷ lệ này là 80% sau 2-3 liệu trình.

Thuốc tắm chữa viêm khớp

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc

Cành lá xấu hổ 15g, rửa sạch, cắt ngắn sao vàng, sắc uống. Hoặc phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10g. Sắc uống ngày 1 lần. Dùng 7 – 10 ngày.

Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính: Rễ cây xấu hổ 100g, sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Chữa đầy bụng chậm tiêu

Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng 3 – 5 ngày.

Chữa khí hư

Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh trong một tuần.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được 8 tác dụng của cây gai mắc cỡ để có thêm nhiều thông tin bổ ích và có thể sử dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh cụ thể khác nhau trong cuộc sống hàng ngày.

Xem thêm

cây mã đề chữa sỏi thận như thế nào?

Lượt xem: 1.095
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi