HOẮC HƯƠNG

CÂY HOẮC HƯƠNG Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Họ Hoa môi - Lamiaceae. 1,Đặc điểm thực vật và phân bố Cây thảo, sống lâu, thân vuông, lá...

CÂY HOẮC HƯƠNG

Tên khoa học: Pogostemon cablin (Blanco) Benth. Họ Hoa môi – Lamiaceae.

1,Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thảo, sống lâu, thân vuông, lá mọc đối có cuống dài, phiến la hình trứng, hai mặt đều có lông, mép có khía răng cưa. Hoa mọc thành xim co ở tận cùng hoặc ở kẽ lá, hoa nhỏ màu hồng hoặc vàng. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

cây hoắc hương
mô tả cây hoắc hương

Hoắc hương được trồng khắp nơi ở Việt Nam. Trên thế giới được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesia và ở Trung Quốc.

cây hoắc hương
cây hoắc hương

2,Trồng trọt và thu hoạch

Trồng hoắc hương bằng cách giâm cành các hom giống ở phần ngọn cho tỷ lệ sống cao hơn phần gốc. Thời gian gieo trồng vào mùa xuân ở các tỉnh phía Bắc và vào mùa mưa ở các tỉnh phía Nam, 5-6 tháng sau khi trồng có thể thu hoạch lứa đầu tiên.

3,Bộ phận dùng

cây hoắc hương
cây hoắc hương

– Lá – Folum Patchouli.

– Tinh dầu – Oleum Patchouli

4,Thành phần hoá học

– Trong lá có chứa tinh dầu 2,2 – 2,6% (tính theo trọng lượng khô tuyệt đối). Nếu ủ men trước khi cất có thể đạt 3,1%.

Tinh dầu hoắc hương với tên thương phẩm là Patchouli oil, là chất lỏng màu vàng nhạt, d15: 0,967 – 0,972, nD20: 1,509 – 1,510,: D20: 49040’ đến 55041’.

– Thành phần chính của tinh dầu hoắc hương Việt Nam là patchouli alcol (32 – 38%), ngoài ra còn có các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic như elemen, caryophylen, patchoulen, guaien v.v...

5,Công dụng

Hoắc hương là vị thuốc dùng trong Y học cổ truyền, tính ấm, vị cay đắng tác dụng vào kinh vị và đại tràng, có tác dụng giải cảm nắng, thanh nhiệt ở tỳ vị trong trường hợp đầy bụng, ăn không tiêu, đi tả, nôn.

Tinh dầu hoắc hương là hương liệu quí dùng làm chất định hương trong kỹ nghệ pha chế nước hoa. Ngoài ra còn là chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm, pha chế rượu mùi, và đồ uống. Hàng năm toàn thế giới sản xuất 500 – 550 tấn tinh dầu hoắc hương, riêng Indonesia sản xuất 450 tấn và Trung Quốc 50 – 80 tấn. Những nước nhập khẩu chính là Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.

copy xin vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Lượt xem: 415
Tác giả: LuuThanhPhong
Nguồn:duoclieu.edu.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi