Bệnh phụ khoa: Dấu hiệu, triệu chứng và các loại thường gặp

Bệnh phụ khoa nói chung thường mang đến những đau đớn về cả thể chất lẫn tinh thần, gây ra nhiều bất lợi trong sinh hoạt hằng ngày.

Đôi khi những căn bệnh âm thầm sẽ mang đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Đối với phụ nữ, những căn bệnh này còn nhiều hơn nam giới, chúng thường là những bệnh phụ khoa.

Bệnh phụ khoa là gì?

Bệnh phụ khoa là những loại bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh sản của nữ giới, như âm đạo, tử cung, buồng trứng,... và thậm chí cả ngực. Hiện nay chị em phụ nữ vẫn chưa phổ biến khái niệm khám phụ khoa định kì, vậy nên khả năng mắc bệnh mà không được phát hiện là cực kì cao.

benh phu khoa: dau hieu, trieu chung va cac loai thuong gap - 1

Các loại bệnh phụ khoa thường gặp

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo thường dẫn đến tình trạng tiết dịch, ngứa và đau ở vùng kín. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là sự thay đổi môi trường âm đạo khiến vi khuẩn dễ dàng xầm nhập. Nồng độ estrogen giảm (sau khi mãn kinh) và một số rối loạn về da cũng có thể gây ra viêm âm đạo.

Có 3 loại viêm âm đạo phổ biến nhất là:

- Viêm âm đạo do vi khuẩn;

- Nhiễm trùng nấm men;

- Trichomoniasis.

2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung được gây ra bởi các kích thích, nhiễm trùng và tổn thương tế bào lót cổ tử cung. Những mô bị kích thích hoặc bị nhiễm bệnh sẽ sưng đỏ, chảy nước nhầy và mủ, thậm chí là chảy máu khi chạm vào. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là:

- Bệnh lậu;

- Chlamydia;

- Herpes sinh dục;

- Trichomoniasis;

- Mycoplasma;

- Ureaplasma;

- Kích ứng với băng vệ sinh, bao cao su;

- Mất cân bằng vi khuẩn;

- Mất cân bằng hooc môn.

3. U xơ cổ tử cung

Đây không phải là một sự tăng trưởng liên quan đến ung thư và hầu như không phát triển thành ung thư. Căn bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Các khối u xơ thường phát triển với kích thước nhỏ, nhiều trường hợp cá biệt phát triển quá lớn có thể bóp méo hoặc mở rộng tử cung. Người bệnh có thể có một hoặc nhiều khối u xơ trong suốt quá trình mắc bệnh.

Nhiều phụ nữ mắc bệnh mà không hề biết do u xơ cổ tử cung không gây ra những triệu chứng rõ rệt hoặc không có triệu chứng.

4. Polyp cổ tử cung

Polyp cổ tử cung là những khối u nhỏ, mọc kéo dài trên cổ tử cung. Một người thường có một hoặc nhiều nhất là ba polyp. Căn bệnh phụ khoa này phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 50, khi đã sinh con.

Căn bệnh này được coi là lành tính, không phải ung thư và không phát triển thành ung thư.

5. U nang buồng trứng

Đôi khi, những túi chứa đầy chất lỏng được gọi là u nang sẽ phát triển trên buồng trứng, gọi là u nang buồng trứng.

Có nhiều loại u nang buồng trứng, chẳng hạn như u nang bìu hay u nang nội mạc tử cung, tuy nhiên chúng được chia ra làm 2 loại chính là:

- U nang buồng trứng cơ năng;

- U nang buồng trứng thực thể.

6. Rối loạn kinh nguyệt

Chu kì kinh nguyệt bình thường của phụ nữ là 28 ngày, thay đổi giữa các các nhân. Rối loạn kinh nguyệt là thời gian của một chu kì dài hơn 35 ngày hoặc thời gian thay đổi.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xuất hiện khi có sự thay đổi trong phương pháp tránh thai, mất cân bằng nội tiết tốt, thay đổi nội tiết tố vào thời kì mãn kinh, ...

7. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào cổ tử cung phát triển bất thường và bắt đầu xâm nhập các mô và cơ quan khác của cơ thể. Tuy nhiên, căn bệnh này phát triển chậm, là cơ hội tốt để phát hiện sớm và điều trị.

Ung thư cổ tử cung thường xuất hiện ở độ tuổi 20 – 30, nhưng những người được phát hiện bệnh thường đã ở tuổi 50.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh phụ khoa thường gặp

1. Viêm âm đạo

Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất của viêm âm đạo là:

- Thay đổi màu sắc, mùi và lượng huyết trắng;

- Âm đạo ngứa hoặc rát;

- Đau khi quan hệ tình dục;

- Đau khi đi tiểu;

- Xuất huyết âm đạo nhẹ.

2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Căn bệnh này ít khi gây ra những triệu chứng rõ ràng, nhiều người chỉ phát hiện bản thân bị bệnh sau những buổi khám bệnh định kì. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

- Khí hư màu vàng hoặc xám nhạtl

- Xuất huyết âm đạo bất thường (sau quan hệ tình dục, giữa các kì kinh nguyệt, ...)

- Đau đớn khi quan hệ tình dục;

- Đi tiểu khó khăn, đau đớn hoặc thường xuyên;

- Đau bụng;

- Sốt.

3. U xơ cổ tử cung

Nhiều phụ nữ bị u xơ tử cung mà không xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Trong những trường hợp đó, có thể dấu hiệu đã bị ảnh hưởng bởi vị trí, kích thước và số lượng của khối u xơ.

Đối với những phụ nữ mắc bệnh u xơ cổ tử cung, các dấu hiệu phổ biến nhất là:

- Chảy nhiều máu hơn vào kì kinh nguyệt;

- Kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần;

- Vùng chậu chịu áp lực hoặc đau đớn;

- Thường xuyên đi tiểu;

- Táo bónl

- Đau lưng hoặc đau chân;

- Đau cấp tính (khi khối u mất nguồn cung máu và bắt đầu chết đi).

4. Polyp cổ tử cung

Nếu âm đạo tiết dịch bất thường như màu trắng hoặc vàng, hay những kì kinh nguyệt chảy nhiều máu và kéo dài thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.

Khi âm đạo chảy máu trong những trường hợp sau thì bạn cũng cần lưu ý:

- Sau khi quan hệ tình dục;

- Giữa các kì kinh nguyệt;

- Sau khi thụt rửa âm đạo;

- Sau thời kì mãn kinh.

benh phu khoa: dau hieu, trieu chung va cac loai thuong gap - 2

5. U nang buồng trứng

Khi u nang phát triển đến kích thước nhất định, những triệu chứng sau có thể xảy ra:

- Đầy hoặc sưng bụng;

- Đau ruột khi hoạt động;

- Đau vùng chậu trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt;

- Đau khi quan hệ tình dục;

- Đau ở lưng dưới hoặc đùi;

- Đau ngực;

- Buồn nôn và nôn.

6. Rối loạn kinh nguyệt

Trong chu kì kinh nguyệt thông thường, chu kì của một người phụ nữ có thể dự đoán trước theo mô hình. Ví dụ như một chu kì kéo dài từ 24 – 35 ngày, có từ 11 – 13 chu kì mỗi năm, chảy máu trong vòng 2 – 7 ngày.

Để có một chu kì kinh nguyệt ổn định phải mất đến 2 năm sau khi bắt đầu bị kinh.

Triệu chứng của căn bệnh này cũng rất đơn giản, đó là khi chu kì kéo dài hơn 35 ngày hoặc thay đổi không đồng nhất. Thay đổi lượng máu hoặc thường xuyên xuất hiện những cục máu đông có đường kính trên 2,5 cm cũng là một trong những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.

7. Ung thư cổ tử cung

Trong các giai đoạn đầu tiên, ung thư cổ tử cung sẽ không gây ra nhiều đau đớn hay các triệu chứng thông thường như các bệnh phụ khoa khác. Đó là lí do bạn cần thường xuyên đi khám phụ khoa để phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện là:

- Xuất huyết âm đạo bất thường (sau khi quan hệ tình dục, giữa các kì kinh nguyệt, sau khi mãn kinh, ...);

- Kì kinh nguyệt kéo dài hoặc nặng hơn bình thường;

- Đau khi quan hệ tình dục;

- Huyết trắng có mùi;

- Đau vùng xương chậu;

- Khó đi tiểu, đau hoặc chảy máu khi đi tiểu;

- Tiêu chảy hoặc chảy máu từ trực tràng khi đi vệ sinh;

- Buồn nôn, nôn;

- Táo bón;

- Giảm cân, thèm ăn, mệt mỏi, ...

Phòng tránh bệnh phụ khoa

Bạn có lẽ sẽ chỉ gặp bác sĩ phụ khoa mỗi năm một lần, vậy nên cách tốt nhất để phòng tránh các bệnh phụ khoa là trang bị đầy đủ kiến thức cho chính bản thân bạn.

Có một số thói quen gây hại cho sức khỏe sinh sản của chị em mà các bác sĩ muốn bạn tránh thật xa, đồng thời cũng có một số điều đơn giản mà họ muốn bạn làm thường xuyên hơn:

1. Không thụt rửa âm đạo

Hãy luôn nhớ rằng, âm đạo của bạn có cơ chế tự làm sạch. Việc thụt rửa chỉ khiến mất cân bằng pH trong âm đạo, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công khu vườn của bạn hơn. Mặc dù không nhiều người có thói quen này, nhưng đề phòng vẫn tốt hơn.

2. Thành thật về các thói quen khi đi khám

Nhiều phụ nữ khi đi khám phụ khoa đã nói dối về thói quen tình dục cũng như các thói quen khác như hút thuốc hoặc uống rượu. Yên tâm đi, công việc của bác sĩ phụ khoa là giúp đỡ chứ không phải phán xét bạn. Họ cần những thông tin chính xác để giúp bạn phòng chống các bệnh phụ khoa một cách hiệu quả nhất.

3. Thay quần lót thường xuyên

Sau khi tập thể dục hay tham gia vào các hoạt động khiến bạn toát nhiều mồ hôi hoặc sau 1 ngày làm việc, những gì bạn cần phải làm là thay ngay quần áo, đồ lót và đi tắm rửa sạch sẽ. Độ ẩm dư thừa có thể dẫn đến những kích ứng âm đạo không đáng có.

Thay đồ lót bằng những loại vải mềm, nhẹ như cotton sẽ khiến vùng kín thoáng và dễ chịu hơn.

4. Không dùng xà phòng, chất tẩy rửa ở khu vực âm đạo

Cũng giống như việc thụt rửa, xà phòng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự cân bằng pH của âm đạo. Những loại xà phòng trên thị trường được quảng cáo là dành riêng cho vùng kín cũng không cần thiết, bạn chỉ cần sử dụng những loại xà phòng dịu nhẹ, có độ pH hợp lí là được.

5. Quan hệ tình dục an toàn

Hãy đảm bảo rằng bạn vệ sinh vùng kín của bản thân và bạn tình thật sạch sẽ cả trước và sau khi quan hệ tình dục. Đồng thời, sử dụng bao cao su cũng bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh lây qua đường tình dục, ví dụ như lậu, giang mai, sùi mào gà, ...

Theo Hoàng Lan (Dịch từ Healthline/Medical News Today/Web MD) (Khám phá)
Tìm kiếm chúng tôi