Tăng huyết áp ác tính - chùm sát thủ thầ...

Tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, loãng xương… được xếp vào nhóm “sát thủ thầm lặng” vì diễn tiến âm thầm, lâu dài, gây ra hậu quả nặng nề. Trong nhóm này, tăng huyết áp (dân gian quen gọi là “lên tăng xông”) xứng đáng giữ vai trò “đại ca”.

Cứ bốn người Việt có một bị tăng huyết áp

Theo WHO (tổ chức Y tế thế giới), số người bị tăng huyết áp chiếm đến 15 – 25% dân số thế giới, trong đó khoảng 1/3 không biết mình bệnh. Tại Mỹ, tần suất chung về tăng huyết áp ở người lớn khoảng 30%. Ở nước ta, theo kết quả điều tra vào tháng 11.2010 của viện Tim mạch quốc gia tại tám tỉnh, thành phố, trung bình cứ bốn người dân Việt Nam có một bị tăng huyết áp. Diễn tiến âm thầm: tăng huyết áp chung sống hoà bình với người bệnh nhiều năm, không gây triệu chứng gì cho đến một “ngày xấu trời” biểu hiện ra bằng triệu chứng tổn hại các cơ quan. Phần lớn bệnh nhân phát hiện bệnh không phải do triệu chứng biểu hiện mà có thể nhờ đo huyết áp thường quy hoặc khi đã có biến chứng. Các triệu chứng chính do huyết áp cao có thể là: nhức đầu, xây xẩm, hồi hộp, dễ mệt… Nhức đầu thường xảy ra khi tăng huyết áp nặng, thường nhức đầu ở vùng chẩm, sau gáy và vào buổi sáng. Gây nhiều biến chứng nặng nề lên các cơ quan: ba cơ quan chính yếu là tim mạch, thận và não. Nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện tăng huyết áp khi có biến chứng ở một trong các cơ quan này, nhưng lúc đó thì đã khá muộn. Ở tim, tăng huyết áp có thể gây phì đại thất trái, suy tim, bệnh mạch vành, phình động mạch chủ, loạn nhịp, đột tử. Ở thận, tăng huyết áp có thể gây suy thận. Ở não, tăng huyết áp có thể gây đột quỵ (thường là nhồi máu não, ngoài ra có thể xuất huyết não, xuất huyết dưới màng nhện). Chưa hết, tăng huyết áp còn là nguyên nhân đưa đến hội chứng chuyển hoá (một hội chứng gồm các bất thường trong quá trình chuyển hoá của cơ thể, là nguy cơ của tiểu đường, bệnh mạch vành, đột quỵ), tổn hại thị lực, giảm sút trí tuệ… Huyết áp càng cao thì nguy cơ xảy ra biến chứng càng lớn.

Cảnh giác cơn tăng huyết áp ác tính

Tăng huyết áp được chia thành tăng huyết áp tiên phát (90 – 95% trường hợp, không biết nguyên nhân) và tăng huyết áp thứ phát (5 – 10% trường hợp, biết nguyên nhân). Các nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát có thể là: bệnh mạch máu thận, bệnh nhu mô thận, bệnh tuyến thượng thận, một số bệnh tim bẩm sinh… thường gặp ở người dưới 35 tuổi hoặc trên 55 tuổi, khởi phát tăng huyết áp đột ngột và nặng. Mặc dù tăng huyết áp phổ biến ở người lớn, trẻ em cũng có thể mắc bệnh. Với một số trẻ, tăng huyết áp gây ra do bệnh lý thận hoặc tim. Những trẻ lớn ăn uống vô độ, ít động tay động chân cũng có nguy cơ tăng huyết áp. Cơn tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng đáng kể cần được giảm nhanh chóng trong vòng một giờ (trường hợp tăng huyết áp cấp cứu: huyết áp tâm trương ≥ 130mmHg và có tổn thương cơ quan đích cấp tính hoặc tiến triển), hoặc trong vòng 24 giờ (trường hợp tăng huyết áp khẩn cấp: huyết áp tâm trương ≥ 130mmHg và không có tổn thương cơ quan đích). Tăng huyết áp ác tính chính là tình trạng tăng huyết áp cấp cứu và có tổn thương mạch máu võng mạc, chiếm 1% số người tăng huyết áp, thường gặp ở người trẻ tăng huyết áp, người châu Phi, người có tiền căn suy thận hoặc hẹp động mạch thận... Tăng huyết áp ác tính sẽ tác động lên các cơ quan nhạy cảm với áp lực dòng máu như não, tim mạch, thận, mắt. Người bệnh có thể gặp triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, bồn chồn, lo lắng, mất tỉnh táo, đau ngực, khó thở, nôn ói, giảm lượng nước tiểu, rối loạn thị giác, bất thường cảm giác ở tay, chân, mặt... Những triệu chứng này không đặc hiệu cho tăng huyết áp ác tính, tuy nhiên, nó là lời gợi ý đến những vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, có vấn đề về thận. Nếu gặp những triệu chứng trên, kiểm tra huyết áp thấy tăng cao, nên đến bệnh viện ngay. Điều trị kịp thời, đúng cách sẽ đem lại tiên lượng tốt.

Điều trị chứ không “chung sống”

Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm, cần phòng ngừa và điều trị để ngăn diễn tiến và biến chứng, thay vì cứ hồn nhiên “sống chung với lũ”. Nếu chưa bị tăng huyết áp, cần phòng ngừa bằng cách tiếp tục áp dụng lối sống lành mạnh, điều độ. Ở giai đoạn tiền tăng huyết áp, áp dụng lối sống phù hợp. Ở giai đoạn 1 tăng huyết áp, thay đổi theo lối sống phù hợp được áp dụng trước tiên; nếu không thành công, cần điều trị thuốc. Tăng huyết áp giai đoạn 2 cần điều trị thuốc để kiểm soát huyết áp. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều thuốc hạ áp phối hợp, chỉnh liều thích hợp để đưa huyết áp về mức yêu cầu. Ngoài các loại thuốc tân dược, bệnh nhân có thể dùng thêm 1 số thảo dược có tác dụng ổn định huyết áp như Giảo cổ lam, hoa hòe…Sử dụng các loại thảo dược này vừa đem lại hiệu quả chữa bệnh vừa an toàn cho bệnh nhân.

Giảo cổ lam - Thảo dược quý có tác dụng ổn định huyết áp

Ở người tăng huyết áp nhẹ, thay đổi lối sống phù hợp có thể giúp ổn định huyết áp mà không cần dùng thuốc: giảm cân nếu thừa cân; bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào cũng như tránh ngửi khói thuốc; không ăn mặn, giảm ăn muối (không quá một muỗng càphê mỗi ngày, lượng muối này bao gồm cả muối nêm trong thức ăn và nước chấm). Ăn uống ít đường, ít mỡ; nhiều chất đạm, chất xơ, rau quả, trái cây. Nên ăn chất đạm từ cá và thực vật hơn các loại thịt heo, bò, gà… Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa, nên dùng dầu ôliu, dầu mè, dầu đậu nành… Không ăn nhiều chất béo. Ngừng hoặc hạn chế uống rượu, bia. Không uống càphê. Tập thể dục đều đặn, ít nhất 45 phút mỗi ngày, ba lần trong một tuần. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, biết cách thư giãn. Tránh căng thẳng, xúc động, lo âu. Lưu ý: Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một số sản phẩm nhái theo sản phẩm Viên – Trà Giảo cổ lam Tuệ Linh, vì vậy, để đảm bảo lợi ích của khách hàng, quý khách lưu ý khi mua sản phẩm Giảo cổ lam Tuệ Linh nên kiểm tra kĩ thương hiệu ” Tuệ Linh”  và tem chống hàng giả được in trên bao bì sản phẩm.
Lượt xem: 73
Nguồn:tuelinh.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi