Chuyên gia đầu ngành chỉ cách luộc thịt thôi ra chất độc, chọn và rửa thịt an toàn
Nhiều người nội trợ khi luộc thịt có thói quen bỏ thịt vào nồi nước nguội sau đó bật bếp cho nước và thịt cùng sôi, ngược lại nhiều người lại chọn cách cho thịt vào nước sôi và luộc.
Vậy đâu mới là cách luộc thịt đúng? Chúng ta cùng TS Từ Ngữ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam đi tìm câu trả lời ngay sau đây.
Luộc bằng nước sôi thịt sẽ ngon, luộc bằng nước lạnh canh sẽ ngọt
TS Từ Ngữ cho biết, khi luộc thịt, có hai cách luộc, một là cho thịt vào nồi nước đang sôi, cách thứ hai thì ngược lại: bỏ thịt vào nồi nước nguội rồi bật bếp lên cho sôi.
Mỗi cách đều có một tác dụng riêng, thực tế cho th 3d4c y cả hai cách đều làm chín thịt và ăn được.
Đa số các bà nội trợ cũng chỉ dừng lại ở luộc chín chứ ít ai để ý mặt lợi, mặt hại của việc luộc thịt như thế nào.
Nếu là người biết quan sát rất dễ nhận thấy khi luộc thịt cho thịt vào nồi nước sôi thì sẽ rất ít thấy có bọt nổi lên, các bà các mẹ cứ nghĩ là thịt sạch, không bơm chất tăng trọng hay tạo nạc.
Nhưng chúng ta đã nhầm! Chính việc thả miếng thịt sống vào nồi nước sôi như vậy, vô hình chung là các thớ thịt và hợp chất protein se cứng đóng vón lại, các chất protein bên trong không thôi ra được. Tương tự, các chất độc cũng đóng lại và không có bọt nổi lên.
Khi thịt biến tính co lại càng làm cho thịt hấp thu các hóa chất và chất bẩn nhiều hơn, do đó thịt nếu đã bẩn và tồn dư chất độc sẵn thì sau khi luộc theo cách này càng trở nên bẩn, độc hơn.
Còn khi cho thịt vào nước nguội từ đầu, trong quá trình luộc các dinh dưỡng ở gian bào sẽ thôi ra, khi các chất này thôi ra, các chất cặn bã cũng thôi ra. Do vậy, khi luộc theo cách này phải vớt bọt, cặn ra.
Từ đó, TS Từ Ngữ nhận định, luộc thịt bằng nước sôi, thịt ăn vào có thể có cảm giác ngon ngọt hơn so với việc bỏ thịt vào nồi nước lạnh rồi mới luộc, cách này cũng sẽ giữ được chất dinh dưỡng hơn (không bị phân hủy do bị đun sôi quá lâu).
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng cách luộc này không thải được nhiều chất bẩn, chất độc trong thịt, nên về lâu dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
Còn nếu cho thịt vào nồi nước lạnh rồi mới đun thì thịt không ngon bằng, mà nước thịt lại ngọt. Vì khi đó, người nấu đã vớt hết bọt và các độc tố thôi ra từ bên trong thớ thịt.
Ông cũng nhấn mạnh, việc ăn như nào là căn cứ vào nhu cầu của mỗi cá thể, nhiều người muốn ăn miếng thịt ngon ngọt thì sẽ chọn cách cho vào nước đang sôi; trong khi người có nhu cầu ăn thịt "sạch" hơn và dùng nước luộc thịt ngọt, đậm, thì họ nên chọn cách còn lại.
Bí quyết chọn, rửa thịt đảm bảo an toàn
Đề cập đến vấn đề lựa chọn thịt sao cho đảm bảo an toàn, TS Từ Ngữ cho biết nhìn chung rất khó nhận ra các chất độc hại có trong thịt bằng mắt thường.
Tuy nhiên, về nguyên lý cơ bản, nếu thịt màu đỏ đậm do lúc giết con vật không giẫy khiến máu đọng trong tế bào nên thịt có màu thẫm hơn, người tiêu dùng nên tránh không mua. Người mua cũng có thể nhìn thấy rõ nhất, thịt chứa chất tạo nạc thì lớp mỡ thường quá mỏng.
Do đó, thường thì những miếng thịt màu không rực rỡ, mỡ dày, trải đều sẽ an toàn hơn.
Thịt nhìn đỏ sậm, mỡ rất mỏng coi chừng bị tiêm chất tạo nạc. Ảnh minh họa.
Miếng thịt có mỡ dày và trải đều bạn có thể yên tâm hơn. Ảnh minh họa.
Nếu lo sợ thịt bị bơm hóa chất, tạp chất tồn dư bên trong, người nội trợ chỉ còn cách là chế biến sao cho các độc tố thôi được ra bên ngoài. Khi đó, người ăn mới phần nào yên tâm.
Ngoài cách cho thịt vào nồi nước lạnh rồi đun sôi vớt bọt, cách phổ biến nhất mà bà nội trợ nào cũng cần làm để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt đó là sau khi mua về, nên sơ chế rửa đi rửa lại nhiều lần bằng nước sạch.
Bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước để rửa thịt. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.