Bệnh tiểu đường ở trẻ em

bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ngày càng tăng lên, trẻ hóa theo độ t...

Bệnh tiểu đường ở trẻ em

Những năm gần đây số lượng người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ngày càng tăng lên, trẻ hóa theo độ tuổi. Tiểu đường không chỉ dừng lại ở lứa tuổi trung niên, thanh niên mà còn xuất hiện cả ở trẻ em nữa. Theo kết quả thống kê, trong số các ca trẻ em dưới 16 tuổi bị tiểu đường, có tới  90 - 95% trẻ bị tiểu đường tuýp 1. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về căn bệnh này.
bệnh tiểu đường

Tình trạng tiểu đường ở trẻ em trên toàn thế giới

Bệnh tiểu đường loại 1 được biết đến là một bệnh tự miễn, có nghĩa là một tình trạng mà trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công một trong các mô hoặc các bộ phận của cơ thể. Ở bệnh tiểu đường loại 1 , các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị phá hủy. Bệnh tiểu đường ở trẻ em có những khác biệt đáng kể trên thế giới:
  • Ở Anh và xứ Wales 17/100.000 trẻ mắc bệnh tiểu đường mỗi năm
  • Ở Scotland con số này là 25/ 100.000 trẻ
  • Ở Phần Lan con số đó là 43/ 100.000 trẻ
  • Tại Nhật Bản  là 3/100.000 trẻ.
Và trong 30 năm qua có sự tăng gấp ba lần số lượng các trường hợp bệnh tiểu đường ở trẻ em. Ở châu Âu và Mỹ, người ta cũng đã tìm thấy một tỷ lệ không cao trẻ bị tiểu đường loại 2. Các chuyên gia đang đưa ra giả thiết về sự liên quan giữa bệnh béo phì và tiểu đường.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường ở trẻ em

Có một loại hoocmon do tuyến tụy tiết ra gọi là hoocmon insulin, có  chức năng chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành năng lượng. Khi bị mắc bệnh tiểu đường, do thiếu loại  hoocmon này, thế nên, đường không được sử dụng một cách đầy đủ trong cơ thể. Đường không được chuyển hóa tích lại trong máu, khiến lượng đường  trong máu tăng cao, đường lẫn trong nước tiểu thải ra ngoài. Các triệu chứng chính là tương tự như ở người lớn. Trẻ có xu hướng đi vào trong một vài tuần: khát, giảm cân, mệt mỏi quấy khóc và đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Những triệu chứng điển hình cho trẻ em bao gồm:

  • Bụng đau
  • Đau đầu
  • Có những  hành vi khác lạ.
Như với người lớn, nguyên nhân của bệnh tiểu đường ở trẻ em là chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Nó có thể liên quan đến một sự kết hợp của gen và môi trường gây nên. Đa số trẻ em có tiểu đường loại 1, gia đình  có tiền sử mắc bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng, những trẻ có mẹ mắc tiểu đường trước hoặc sau thai kỳ, thường có nguy cơ mắc tiểu đường cao.

Điều trị bệnh tiểu đường ở trẻ em

Hầu hết trẻ bị bệnh tiểu đường cần điều trị insulin. Khi mắc bệnh tiểu đường, con bạn sẽ  một phác đồ điều trị bằng insulin riêng, do bác sĩ theo dõi và điều trị. Bây giờ hầu hết sử dụng các insulin hàng ngày tác dụng nhanh vào ban ngày và insulin tác dụng chậm vào ban đêm. Trẻ em rất nhỏ thường không cần tiêm vào ban đêm. Thường trong năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Cũng như điều trị insulin, kiểm soát đường huyết tốt và tránh "bị hạ đường huyết" ( đường trong máu thấp) là rất quan trọng. Đây là một trong  rất nhiều các biến chứng của bệnh tiểu đường , các biến chứng gia tăng tỉ lệ thuận với  thời gian mắc bệnh tiểu đường.

Chăm sóc trẻ bị tiểu đường

Cha mẹ là những người có vai trò quan trọng trong tiến triển bệnh của trẻ. Giúp trẻ thực hiện:
  • Giúp trẻ có chế độ ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để trẻ quá đói nhưng cũng đừng để trẻ quá no.
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ. Có thể cho trẻ ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Chú ý không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như khối lượng của các bữa ăn cho trẻ.
  • Sống chung với bệnh tiểu đường, cha mẹ và cả trẻ (khi đủ lớn để hiểu về bệnh tiểu đường) sẽ không dễ dàng để chấp nhận nó. Nhưng, chỉ khi thật sự hiểu và chấp nhận bệnh tiểu đường, cha mẹ sẽ giúp trẻ , cả tự bản thân trẻ, mới thích nghi với cuộc sống “ chung với tiểu đường”. Có như thế , tiểu đường mới có tiến triển tốt hơn. Sự hiểu biết tất cả các khía cạnh khác nhau của bệnh tiểu đường và điều trị của nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng sẽ có lợi cho con và cuộc sống gia đình.
  • Đo lượng đường trong máu và dạy cho con của bạn như thế nào để làm điều này ngay khi chúng đủ tuổi.
  • Gặp bác sĩ một cách thường xuyên, và đặc biệt nếu trẻ bị bệnh vì lý do nào - điều trị có thể cần phải điều chỉnh.

Thu Huyền (Tuelinh.vn)

Lượt xem: 117
Nguồn:tuelinh.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi