VIỄN CHÍ

Viễn chí là rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: Viễn chí lá nhỏ - Polygala tenuifolia Willd. hoặc viễn chí Sibêri -Polygala sibirica L. , Dược điển nhiều nước khác thì qui định loài Polygala senega L., họ Viễn chí - Polygalaceae.

Tên gọi khác: tiểu thảo, nam viễn chí.

Tên khoa học: Polygala sp

Họ: Thuộc họ Polygalaceae.

Viễn chí là rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: Viễn chí lá nhỏ - Polygala tenuifolia Willd. hoặc viễn chí Sibêri -Polygala sibirica L. , Dược điển nhiều nước khác thì qui định loài Polygala senega L., họ Viễn chí - Polygalaceae.

BỘ PHẬN DÙNG

Rễ hình trụ hơi cong queo dài 10-15cm, đường kính 0,3-0,8 cm. Mặt ngoài màu xám nâu nhạt, có những nếp nhăn ngang và dọc. Lớp vỏ dày dễ tách khỏi lớp gỗ. Lớp vỏ màu nâu nhạt, lớp gỗ màu ngà vàng. Vị đắng nồng. Loại “Viễn chí nhục” là loại Viễn chí đã rút bỏ lớp gỗ.


Hình 1: Rễ Viễn chí

MÔ TẢ CÂY

Ở nước ta có nhiều loài viễn chí:

  1. Polygala cardiocarpa Kurz: có ở Côn Đảo, Bà Rịa, Biên Hòa và ở Khôn, Stungtreng ( Lào)
  2. Polygala tonkinensis Chodat, mọc ở Ba Vì ( Hà Tây),  Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.
  3. Polygala japonica Houtt, mọc ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.
  4. Polygala brachystachya DC, mọc ở Ninh Bình, Hà Nam và ở Sedan, Khôn, Stung treng (Lào).
  5. Polygala glomerata Lour. Mọc ở miền Bắc và miền Nam nước ta.
  6. Polygara aurata Gagnep, var macrotachya Gagnep, mọc ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.
  7. Polygala sibirica L mọc ở Đà Lạt.

Dưới đây sẽ mô tả mấy cây có ở nước ta và đã được ghi có công dụng làm thuốc.

  • Cây Polygala japonica Houtt. 

Còn gọi là nam viễn chí. Loài cỏ nhỏ, cao 10-20cm, mang cành ngay từ gốc, cành rất nhỏ hình sợi mọc lan ra, trên có phủ lông mịn. Lá nhiều dạng: Lá phía dưới hình bầu dục rộng 4-5mm, lá phía trên  hình dải, đầu nhọn, dài 20mm, rộng 3-5mm, có mép cuốn xuống mặt dưới. Cuống chỉ dài 0,5mm. Hoa mọc thành chùm gầy, ngắn mang hai, ba hoa hoặc hơn. 


Hình 2:  Cây Nam viễn chí

Hoa xanh nhạt ở dưới, trắng ở giữa, tím ở đỉnh. Quả nang nhẵn hình bầu dục rộng 1mm. Mùa hoa vào tháng 3 ở Ninh Bình.

  • Cây Polygala glomerata Lour. 

Cỏ mọc hằng năm, cao 20-30cm, màu xám. Thân có lông mịn, phân nhánh ngay từ gốc, lá hình bầu dục hoặc hình mác đầu nhọn hay tròn, dài 15-55mm, rộng 10-25mm, cuống ngắn nhiều hoa. Qủa Quả cao 4mm, rộng 3mm. Hạt hình trứng có lông, dài 3mm.


Hình 3: Cây Polygala glomerata Lour. 
 

  • Cây Polygala sibirica L.

Loại cỏ sống lâu năm, cao 10-20cm đường kính của thân 1-6mm. Lá mọc so le. Lá phía dưới nhỏ hơn, hình mác dài 0,6-3cm, rộng 3-6mm. Ở cả hai mặt lá đều có lông nhỏ mịn. Hoa mọc thành từng chùm dài 3-7cm, cánh hoa màu lam tím. Qủa Quảnang hình trứng dài độ 4-5mm.

 

Hình 4:  Cây Polygala sibirica L. 

Mùa hoa quả: tháng 11-12.

PHÂN BỐ, SINH THÁI

Chi Polygala L có khoảng 500 loài, phân bố rải rác khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ấm trừ New Zealand. Tuy nhiên, vùng Trung Nam Mỹ, Bắc Mỹ và Nam Phi là những trung tâm đa dạng của chi này trên thế giới. Ở Việt nam, hiện có khoảng 20 loài trong đó 11 loài được dùng làm thuốc. Loài viễn chí phân bố chủ yếu ở Trung Quốc có cả ở Đài Loan và Nhật Bản. Ở Việt Nam, cây viễn chí trên mới chỉ thấy ở các vùng núi thấp, thuộc các tỉnh từ Thái Nguyên đến Thanh Hóa.

Viễn chí thuộc cây thảo ưa sáng, thường mọc trên đất ẩm, lẫn trong đám cỏ thấp ở ven rừng, nương rẫy hay ruộng cao ở vùng núi. Vốn là loại cây ở vùng cận nhiệt đới, ưa khí hậu ẩm mát, nên cây mọc ở các tỉnh phía bắc cũng chỉ thấy xuất hiện mùa xuân hè. Cuối mùa hè, sau khi có quả già, cây bị tàn lụi. Viễn chí tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và có thể gieo trồng được.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Rễ của 3 loài trên đều chứa Saponin.

Saponin của viễn chí thuộc loại Saponin triterpenoid nhóm olean. Các thành phần trước đây xác định có trong một số loài viễn chí như: segenin (= acid tenuifolic), acid segenic, hydroxysegenic đều là những chất giả tạo. Chất saponin thật được xác định lại là presegenin. Một monosid của presenegin là prosenegin (=tenuifolin) cũng được xác định từ viễn chí lá nhỏ (Polygala tenuifolia Willd.)

Trong viễn chí lá nhỏ còn có chất kiềm hữu cơ là tenuidin và một đường là polygalitol (= 1,5 anhydrosorbitol). Từ dịch chiết ether người ta đã tách thêm được 3 dẫn chất xanthon: 1,2,3,7- tetramethoxyxanthol (I). 1,2,3,6,7- pentamethoxy-xanthon (II). 6 - hydroxy1,2,3,7 - tetramethoxyxanthol (III) và dẫn chất 3,4,5 - trimethoxycinnamic acid (IV).

Từ rễ loài senega Brieskorn và cộng sự đã phân lập và xác định 8 saponin có alycon là presenegin và tỉ lệ giữa các đường glucose, galactose, xylose, fucose và rhamnose là 3,1,2,1,1; 2,1,1,1,1; 2,1,1,1,1; 3,1,1-; 3,-1,1,1; 3,1,1,1,2; 1,1,1,1,1; 3,1,6,-,1. Năm 1971 Shoji và cộng sự xác định cấu trúc của 3 saponin:

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

  • Tác dụng giảm ho: Trên mô hình thực nghiệm gây ho cho chuột nhắt trắng bằng cách phun xông Amoniac, liều 0.75g/kg viễn chí cho uống dưới dạng cao, có tác dụng giảm ho rõ rệt.
  • Tác dụng long đờm: Thí nghiệm trên thỏ, viễn chí có tác dụng làm tăng dịch tiết khí phế quản.
  • Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây đau biểu hiện bằng các phản ứng xoắn mình khi tiêm trong mang bằng dung dịch acid acetic, viễn chí liều uống 0.8g/kg có tác dụng giảm đau rõ rệt ở chuột nhắt trắng.
  • Tác dụng trên thời gian ngủ: Viễn chí có tác dụng hiệp đồng, làm kéo dài thời gian ngủ do thuốc ngủ barbituric ở chuột nhắt trắng.
  • Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: Viễn chí có tác dụng ức chế có mức độ hệ thần kinh trung ương, nhưng không thấy có tác dụng đối kháng với liều gây co giật do cafein gây nên ở  chuột nhắt trắng.
  • Tác dụng trên tử cung: Thử tác dụng của cao lỏng Viễn chí trên tử cung thỏ, mèo và chuột thấy có tác dụng kích thích co bóp tử cung ở cả con vật có thai và không có thai.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Cao mềm viễn chí có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Bacillus substilis.
  • Tác dụng tán huyết: Dịch chiết 5% của rễ và bộ phận trên mặt đất cây ra hoa có tác dụng tán huyết.

CÔNG DỤNG

Trong đông y

  • Tính vị, quy kinh: Viễn chí có vị hắc, đắng, the, tính hơi ấm vào 2 kinh tâm và thận có tác dụng an thần, ích trí, khu đàm, chỉ khí, ích tinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc.
  • Công dụng: Viễn chí được dùng chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí nhớ, liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già, thuốc làm sáng mắt, thính tai do tác dụng trên thân. Còn chữa đau tức ngực, lao, ngủ kém, suy nhược thần kinh, ác mộng.
  • Liều dùng: Ngày 6-12g, dạng thuốc sắc hoặc 2-5g cao lỏng, bột thuốc hoặc cồn thuốc. Dùng ngoài, viễn chí phơi khô, tán bột, tẩm nước, đắp chữa vết ngã tổn thương, mụn nhọt, lở loét, sưng và đau vú, rắn độc cắn.
  • Chú ý: Theo sách Tân biên Trung y: Rễ viễn chí phải bỏ lõi trước khi dùng, không dùng liều cao, người có thai, người bị bệnh dạ dày, người thực hỏa không được dùng.

Trong cuộc sống

Bài thuốc có viễn chí

  • Chữa ho có đờm: Viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g, sắc chia làm 3 lần uống trong ngày. Trường hợp người già ho đờm lâu năm, đờm kết gây tức ngực, khó thở, dùng viễn chí 8g, mạch môn 12g, sắc uống dạng từng ngụm, ngày 1 thang.
  • Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, đần độn, kinh sợ, hoảng hốt, kém ăn, ít ngủ
  • Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, táo nhân (sao đen), mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uống. Hoặc viễn chí, tâm sen, hạt muồng (sao), mạch môn, nhân hạt táo (sao đen), huyền sâm, dành dành, mỗi vị 12g, sắc uống.
  • Chữa trẻ sốt cao sinh co giật: Viễn chí, sinh địa, câu đằng, thiên trúc hoàng (bột phấn đọng ở trong đốt cây mía), mỗi vị 8-10g, sắc uống.

Trong y học hiện đại

MINH MẠNG HOÀN là dược phẩm được bào chế từ các tinh chất của MINH MẠNG THANG, một toa thuốc nổi tiếng gần 200 năm qua. Từ bài thuốc nổi tiếng thời xưa, Công ty cổ phần dược phẩm OPC đã bào chế nên sản phẩm Minh Mạng Hoàn, là sự phối hợp độc đáo của 18 vị thuốc, được bào chế sao tẩm đặc biệt, MINH MẠNG HOÀN là một phương thuốc bổ toàn diện, có giá trị cho người lao động trí óc lẫn chân tay. Dùng lâu dài, người trẻ tuổi sẽ tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ bắp, trí tuệ; Người già kéo dài tuổi thọ, phòng chống các bệnh tật, nhất là bệnh đau nhức cơ xương, đẩy lùi quá trình lão hóa, người bệnh chóng phục hồi sức khỏe.


Sản phẩm Minh mạng hoàn  OPC

TIÊU CHUẨN

Đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.

Mô tả

Rễ đã bỏ lõi gỗ hình ống hoặc từng mảnh, thường cong queo, dài 5 - 15 cm, đường kính 0,3 - 0,8 cm, đầu rễ có khi còn sót phần gốc thân, mặt ngoài màu xám hoặc xám tro, có những nếp nhăn và đường nứt ngang, các vết nhăn dọc nhỏ, vết rễ nhánh như núm nhỏ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu nhạt, ruột rỗng (đã bỏ gỗ). Đối với rễ chưa bỏ lõi gỗ, khi cắt ngang thấy lớp gỗ trắng xám và có chỗ rách. Lớp vỏ dễ tách khỏi gỗ. Vị đắng, hơi cay, kích thích khi nhấm.


Hình 5: Rễ cây Viễn chí

Vi phẫu

Rễ đã bỏ lõi gỗ: Lớp bần khoảng 10 hàng tế bào. Tế bào mô mềm vỏ chứa nhiều giọt dầu, đôi khi  chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ. Trong mô mềm có những chỗ rách ngang. Tế bào libe nhỏ nhăn nheo, ở gần tầng phát sinh gỗ có nhiều chỗ rách nằm theo hướng xuyên tâm. Rễ chưa bỏ lõi có phần gỗ tạo bởi vòng ống mạch, sợi gỗ và mô mềm gỗ. Tia ruột gồm 1 - 3 dãy tế bào.


Hình 6: Vi phẫu rễ cây Viễn chí

Trong đó:

A- Hình dạng tổng quát (Sketch)
B- Vi phẫu cắt ngang (Section illustration)
C- Cụm tinh thể canxi oxalat (Cluster of calcium oxalate)

  1. Lớp bần (Cork)
  2. Các kẽ (Clefts)
  3. Mô mềm vỏ (Cortex)
  4. Libe (Phloem)
  5. Tầng phát sinh gỗ (Cambium)
  6. Phần gỗ (Xylem)
  7. Tia ruột (Xylem rays)

Bột

Bột màu nâu nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Mảnh bần màu vàng nâu nhạt. Nhiều mảnh mô mềm tế bào dài hoặc hơi tròn chứa nhiều giọt dầu. Có những giọt dầu đứng riêng lẻ. Mảnh ống mạch, mạch vạch, đôi khi kèm theo sợi gỗ. Nếu bỏ hết lõi gỗ thì không thấy mảnh mạch ở bột.


Hình 7: Vi phẫu bột rễ Viễn chí
 

Trong đó:

A- Hình quan sát dưới kính hiển vi quang học (The light microscope)
B- Hình quan sát dưới kính hiển vi phân cực (The polarized microscope)

  1. Các giọt dầu (Oil droplets)
  2. Cụm tinh thể Canxi oxalat (Cluster of calcium oxalat)
  3. Sợi gỗ (xylem fibres)
  4. Mảnh ống mạch (fibre tracheids)
  5. Mạch vạch (Reticulate vessels)
  6. Mảnh bần (Cork cells)
  7. Tế bào mô mềm (Parenchyma cells)

Định tính

Thể hiện phép thử định tính của rễ cây Viễn chí

Độ ẩm

Không quá 14 % 

Tro toàn phần

Không quá 6% 

Chất chiết được trong dược liệu

Không dưới 8,5% tính theo dược liệu khô kiệt

Tạp chất 

Lõi gỗ còn sót lại: Không quá 3%.
Thân lá còn sót lại: Không quá 2%.
Tạp chất khác:  Không quá 1%.

Tro không tan trong acid

Không quá 1,5% 

Chất chiết được trong dược liệu

Lượng chất chiết được không được ít hơn 20,0%.

Lượt xem: 1.570
Tác giả: CN. Nguyễn Thị Thu Hương
Nguồn:suckhoedoisong.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi