TRẦN BÌ

Quýt là cây nhỡ, lá đơn so le, nguyên hoặc hơi khía tai bèo, hình trái xoan; cuống lá ngắn, hơi có cánh. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc nhỏ, hình vảy; đài hoa có 5 cánh hình trái xoan, có mũi nhọn, gần dính nhau; tràng có 5 cánh thuôn dày; nhị nhiều dài bằng cánh hoa, dính nhau một phần ở phía dưới, bầu hình cầu. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm, vỏ quả lồi lõm nhưng không sần sùi, cơm quả ngọt, chua và thơm....

Tên khoa học: Pericarpium Citri Reticulatae

Họ: Cam Rutaceae

Bộ phận dùng:  Vỏ quả chín đã phơi hoặc sấy khô của cây Quýt (Citrus reticulata Blanco.)

MÔ TẢ CÂY

Quýt là cây nhỡ, lá đơn so le, nguyên hoặc hơi khía tai bèo, hình trái xoan; cuống lá ngắn, hơi có cánh. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc nhỏ, hình vảy; đài hoa có 5 cánh hình trái xoan, có mũi nhọn, gần dính nhau; tràng có 5 cánh thuôn dày; nhị nhiều dài bằng cánh hoa, dính nhau một phần ở phía dưới, bầu hình cầu. Quả hình cầu dẹt, khi chín màu vàng cam sẫm, vỏ quả lồi lõm nhưng không sần sùi, cơm quả ngọt, chua và thơm.


Hình 1: Cây quýt (Citrus reticulata Blanco)

PHÂN BỐ

Được trồng ở khắp nơi trong nước ta. Nhiều tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Định, Hà Nam, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,..

THU HOẠCH, SƠ CHẾ

Từ mùa đông năm trước đến mùa xuân năm sau, hái quả chín, bóc lấy vỏ phơi hay sấy nhẹ đến khô. Theo y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, trần bì để càng lâu năm càng tốt.

THÀNH PHN HÓA HỌC:

Tinh dầu với thành phần chủ yếu là d. Limonen chiếm 91%.

Hoạt chất có hoạt tính được quan tâm là flavonoid bao gồm hesperidin, nobiletin, tangeretin,...

Ngoài ra còn có các terpen với lượng nhỏ.

​TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Khi thử nghiệm trên động vật cho các kết quả sau:

Tác dụng chống viêm, chống loét, lợi mật: methylhesperidin có tác dụng ức chế loét dạ dày gây nên do co thắt môn vị và có tác dụng lợi mật.

Tác dụng với tim mạch: tăng cường sức co bóp cơ tim, tăng lượng máu do tim đẩy ra, ít ảnh hưởng đến nhịp tim. Hesperidin giúp tăng thời gian sống của chuột được nuôi bằng chế độ ăn gây xơ vữa động mạch.

Tác dụng với cơ trơn: methylhesperidin làm ức chế yếu co bóp cơ trơn ruột và khí quản.

Các flavonoid khác như nobiletin, tangeretin có tác dụng ức chế hoạt động men thrombogen nhưng không ảnh hưởng đến thời gian đông máu. Nobiletin còn có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu và ức hoạt tính men phosphodiesterase.

Limonen có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, giải co thắt, chống viêm, kháng dị ứng.

CÔNG DỤNG

Trong đông y

Tính vị, quy kinh: vị cay, đắng, tính ôn vào hai kinh tỳ và phế.

Công năng: Lý khí kiện tỳ, hoá đờm ráo thấp.

Chủ trị: bụng đau, đầy trướng, kém ăn, nôn mửa, ỉa lỏng, ho đờm nhiều.

Cách dùng liều lượng: ngày dùng 4 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, có thể phối hợp với các vị thuốc khác.

Trong cuộc sống

Một số bài thuốc có trần bì:

  1. Chữa đau bụng nôn mửa, ợ hơi, tiêu hóa kém: Trần bì 8 g, Hoắc hương 8 g, Gừng sống 3 lát. Sắc với 200 ml nước còn 50 ml uống trong ngày (Nam dược thần hiệu).
  2. Thuốc giúp sự tiêu hóa: Trần bì 0,5 g; Hoàng bá 0,3 g; Hoàng liên 0,3 g; Đảng sâm 0,3 g, Cam thảo 0,3 g. Tất cả tán bột, trộn đều. Chia ba lần uống trong ngày.
  3. Chữa ho mất tiếng: Trần bì 12 g, sắc với 200 ml nước, còn 50 ml, thêm đường đủ ngọt, uống dần trong ngày.
  4. Chữa ho đờm nhiều, đờm đặc, tức ngực: Trần bì, Bán hạ (chế) mỗi vị 6 g; Phục linh 12 g; Cam thảo 3 g. Sắc nước uống.
  5. Chữa tinh hoàn sưng đau: Trần bì, Hạt vải (thái mỏng phơi khô sao vàng), Đại hồi. Liều lượng mỗi thứ bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 4 – 8 g, chia làm 2 lần, chiêu với rượu.
     

Trong y học hiện đại:

Dựa trên bài thuốc Đởm kim hoàn của Cố Giáo sư Lê Minh Xuân, Công ty Cổ phần dược phẩm OPC đã bào chế thành công chế phẩm ĐỞM KIM HOÀN Viên mật nghệ. Chế phẩm là sự kết hợp của ba loại dược liệu đó là Nghệ, Trần bì và Cao mật heo dùng trong các chứng đau gan, mật kém, đau dạ dày. Trị các chứng đau vùng thượng vị, ợ chua nóng rát vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu, đầy hơi, sình bụng, cải thiện tốt triệu chứng táo bón, chán ăn.


Hình 2. Sản phẩm ĐỞM KIM HOÀN Viên Mật Nghệ

TIÊU CHUẨN

Đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.

Mô tả

Vỏ cuốn lại hoặc quăn, dày 0,1 – 0,15 cm, có mảnh còn vết tích của cuống quả. Mặt ngoài màu vàng nâu hay nâu nhạt, có nhiều chấm màu sẫm hơn và lõm xuống (túi tiết). Mặt trong xốp, màu trắng ngà hoặc hồng nhạt, thường lộn ra ngoài. Vỏ nhẹ, giòn, dễ bẻ gãy. Mùi thơm, vị hơi đắng, hơi cay.

Vi phẫu

Vỏ quả ngoài gồm 1 hàng tế bào nhỏ hình vuông, phía ngoài có lớp cutin và lỗ khí. Mô mềm vỏ quả giữa là những tế bào hình chữ nhật, thành mỏng. Rải rác có các tinh thể calci oxalat hình khối, hình quả trám, túi tiết tinh dầu to tròn hay hình trái xoan. Đôi khi nhìn thấy bó libe – gỗ theo chiều dọc. Lớp trong của vỏ quả giữa cấu tạo bởi những tế bào hơi uốn lượn.


Hình 3. Vi phẩu cắt ngang vỏ quả ngoài cây quýt

  1. Sơ đồ lát cắt ngang
  2. Vi phẩu
  3. Đám tinh thể hình quạt
  4. Tinh thể calci oxalat
  1. Biểu bì            
  2. Đám tinh thể hình quạt          
  3. Tinh thể calci oxalat   
  4. Tế bào nhu mô
  5. Mảnh túi tiết

Bột

Tế bào vỏ quả ngoài hình nhiều cạnh, màu vàng nhạt, thành hơi dày. Mảnh mô mềm vỏ quả giữa gồm những tế bào thành mỏng, hình chữ nhật. Mảnh mạch vòng, mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình khối hay hình quả trám.


Hình 4. Bột dược liệu

  1. Biểu bì
  2. Mảnh túi tiết
  3. Tinh thể calci oxalate
  4. Đám tinh thể hình quạt
  1. Hình ảnh dưới kính hiển vi quang học
  2. Hình ảnh dưới kính hiển vi phân cực

Định tính

Thể hiện phép thử định tính của Trần bì.

Độ ẩm

Không quá 13%

Tro toàn phần

Không quá 5%

Tro không tan trong acid hydrocloric

Không quá 1%

Tạp chất

Tỷ lệ vỏ cam trộn lẫn: không quá 10%
Tạp chất khác: không quá 1%

Định lượng

Hàm lượng hesperidin trong vỏ quả không được thấp hơn 3% tính trên dược liệu khô kiệt.

 

Lượt xem: 745
Tác giả: Sưu tầm và tổng hợp - Ds. Nguyễn Hải Tân
Nguồn:www.opcpharma.com Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi