TAM THẤT

Tam thất có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc, được trồng từ lâu đời và không còn tìm thấy trong trạng thái mọc tự nhiên (Viện Nghiên cứu thực vật Vân Nam, 1975; Thực vật phân loại học báo, Vol 13, N°2: 29-48). Loài “Tam thất” trồng chủ yếu ở Trung Quốc hiện nay là Panax notoginseng. Cây được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, sau đến Quảng Tây, và một số nơi khác Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên....

Tên gọi khác: Sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán.

Tên khoa học: Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen

Họ: Nhân sâm (Araliaceae).

Bộ phận dùng:  Radix Panasis notoginseng

Rễ Tam thất được thu hái trước khi ra hoa, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.

MÔ TẢ CÂY


Cây Tam thất

Cây thảo, sống nhiều năm. Rễ củ hình con quay. Thân mọc thẳng, cao 30 - 50 cm, màu tím tía. Lá kép chân vịt, 3 - 4 cái mọc vòng gồm 5 - 7 lá chét hình mác, gốc thuôn, đầu có mũi nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông cứng ở gân, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt; đài 5 răng ngắn; tràng 5 cánh rộng ở phía dưới; nhị 5; bầu 2 ô.

Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ; hạt màu trắng.

Mùa hoa: tháng 5 - 7; mùa quả: tháng 8 - 10.

PHÂN BỐ

Tam thất có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc, được trồng từ lâu đời và không còn tìm thấy trong trạng thái mọc tự nhiên (Viện Nghiên cứu thực vật Vân Nam, 1975; Thực vật phân loại học báo, Vol 13, N°2: 29-48). Loài “Tam thất” trồng chủ yếu ở Trung Quốc hiện nay là Panax notoginseng. Cây được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, sau đến Quảng Tây, và một số nơi khác Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên.

Ở Việt Nam, tam thất là cây nhập trồng từ Trung Quốc (1970 - 1984). Các huyện Sa Pa, Bắc hà (Lào Cai); Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh (Cao Bằng); Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Đồng Văn (Phó Bảng), Quản Bạ (Hà Giang); Sìn Hồ (Lai Châu) là nơi đã từng trồng nhiều tam thất. Tuy nhiên, từ trước đó rất lâu đồng bào người Hoa ở sát biên giới (Phó Bảng, Quản Ba Hà Giang) đã có quan hệ họ hàng bên Trung Quốc và đem tam thất về trồng ở vườn gia đình. Một số tài liêu cho rằng, tam thất mọc tự nhiên ở vùng Sa Pa (Sách đỏ Việt Nam, 1996 - tập II - Phần thực vật, 206 và Võ Văn Chi, 1996, Tù điển cây thuốc Việt Nam, 1992).

THÀNH PHN HÓA HỌC:

Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42 - 12,00 %), thuộc kiểu protopanaxadiol và protopanaxatriol. Nhiều ginsenosid: Rb1, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg1, Rg2 – Rh1, Fz và glucoginsenosid Rf được phân lập từ toàn cây tam thất. Ngoài ra, còn có các notoginsenosid: R1, R2, R3, R4, R6.

​Lá chứa saponin. Rễ còn có sanchinosid B1. Tinh dầu ở rễ và ở hoa.

Ngoài ra, còn có flavonoid, phytosterol (ß- sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan : sanchinan A), muối vô cơ (vết). (W. Tang và cs, 1992, A. Y. Leung và cs, 1996)

Một số công thức đại diện:

​TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Rễ củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú.

  • Tác dụng tăng lực được chứng minh trong thừ nghiệm chuột bơi gắng sức với liều thích hợp. Đã thí nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống trắng non.
  • Tác dụng tăng khả năng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp của môi trưòng xung quanh, liều độc của glycosid trợ tim) được chứng minh trong thử nghiệm trên các động vât chuột nhắt trắng và ếch.
  • Trên chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ỏ các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục.
  • Tam thất có tác dụng giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng tới huyết áp và hệ thần kinh trung ương. Liều LD50 tiêm phúc mạc trên chuột nhắt trắng của tam thất là 9 g/kg. Trong thí nghiệm cho động vật uống dài ngày tam thất, không thấy có biểu hiện độc qua các xét nghiệm về các chức năng gan, thận và máu.
  • Trên 18 bệnh nhân suy nhược cơ thể uống tam thất dạng cao rượu 1 g/ngày trong 3 tuần lễ, thấy có kết quả tốt: ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn, tăng trọng lượng cơ thể. Áp dụng thí nghiệm về tác dụng oestrogen để so sánh định lượng sinh học thấy hoạt tính của rễ củ tam thất 5 năm mạnh gấp 2 lần so với rễ củ 3 năm, gấp 8 lần rễ phụ và gấp 20 lần lá tam thất.
  • Trong nghiên cứu tác dụng điều hòa miễn dịch in vitro và in vivo, tam thất có tác dụng kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ. Tác dụng kích thích miễn dịch khá mạnh được chứng minh trong thí nghiệm gây mãn cảm chuột nhắt bằng hông cầu cừu. Bốn ngày sau, mổ tách tế bào lách, ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào tạo mảng dung huyết ở lô thử so với lô chứng để chứng minh tác dụng kích thích miễn dịch.
  • Tác dụng kích thích tâm thần, chống trầm uất được chứng minh trong thí nghiệm gây trạng thái trầm uất ở chuột nhắt bằng cách bắt buộc chúng phải bơi trong một bình hẹp, sau một thời gian vùng vẫy tun cách thoát ra ngoài nhưng vô hiệu, chuột có một tư thế bãi động, phản ánh tâm trạng thất vọng. Tam thất làm giảm trạng thái trầm uất này, giảm thời gian bất động do kích thích tâm thần. Tam thất biểu lộ hoạt tính chống oxy hóa trong thử nghiệm in vitro. Cao thô va saponin tam thất được chứng minh có hoạt tính tốt hơn saponin nhân sâm trong một loạt thử nghiệm sinh học trên chuột cống và chuột nhắt trắng, trong đó có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể.
  • Tam thất được áp dụng trong điều trị nhãn khoa có tác dụng tiêu máu tốt. Dược liệu được chỉ định dưới dạng nước sắc dùng uống, nhỏ mắt hoặc điện di cho 304 bệnh nhân chảy máu trong mắt thuộc các loại: chấn thương 130 ca, trong dó 72 ca sau phẫu thuật, kết quả khỏi 59 ca (82%); và 58 ca do chấn thương đụng giập, kết quả khỏi 46 ca (80%); xuất huyết trước và sau võng mạc (34 ca) có tác dụng nhưng chậm; xuất huyết trong bệnh Eales (105 ca) chỉ có tác dụng trong thời kỳ đầu. Đối với xuất huyết trong xơ cứng động mạch, cao huyết áp (15 ca), tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (14 ca) và đái tháo dường (2 ca), kết quả tiêu máu không rõ.
  • Tam thất làm tăng lưu lượng máu động mạch vành chó được tiêm phân đoạn chiết cồn từ nước sắc liều l,8g, lưu lượng mạch vành tăng 44%, kéo dài 12 phút, đồng thời hạ huyết áp động mạch 38,7 mm Hg. Cũng với liều trên, tam thất đối kháng với tác dụng gây nên do tiêm dịch chiết thùy sau tuyến yên. Dịch chiết này gây giảm lưu lượng mạch vành, tăng huyết áp động mạch. Tam thất làm giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim 21,4%, do đó giảm nhẹ sức làm việc của tim và được ứng dụng điều trị thiểu năng mạch vành. Thành phần tác dụng có thể là flavonoid.
  • Một phân đoạn của dịch chiết làm tăng sức co bóp cơ tim với liều thấp, liều độc gây ngùtng tim ở tâm thu; gây co mạch ở nồng độ thấp, gây giãn mạch ở nồng độ cao. Tam thất rút ngắn thời gian đông máu, do đó có tác dụng cầm máu, và các tác dụng khác là lợi tiểu, tán huyết. Liều gây chết tối thiểu (tiêm xoang bụng) của tam thất trồng ở Vân Nam trên chuột nhắt trăng là 10 g/kg. Tam thất trồng ở Ân Độ được nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh có tác dụng làm tăng khả năng thích nghi tốt hơn nhân sâm Triều Tiên.
  • Trên mô hình gây u báng thực nghiêm in vivo trên chuột nhắt trắng bằng cấy tế bào ung thư ác tính sarcom TG-180, cao chiết từ tam thất và chế phẩm Panacrin bào chế từ 3 dược liệu tam thất, trinh nữ hoàng cung và đu đủ đã làm giảm sinh khối của u báng hay tổng số tế bào ung thư. Đặc biệt ở lô chuột cho uống chế phẩm Panacrin, sinh khối u đã giảm 40,3% so với lô chứng, đạt hiệu lực chống u ở mức độ trung bình. Chỉ số gián phân của tế bào sarcom TG-180 ở ngày thứ 13 sau cấy truyền tế bào ung thư, ở các lô chuột được uống cao tam thất và chế phẩm Panacrin đều giảm 0,4% so với chứng. Sự giảm chỉ số gian phân này là một trong những nguyên nhân làm giảm sinh khối của u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u.

 

CÔNG DỤNG

Công năng, chủ trị

Tam thất được dùng chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, đi tiểu ra máu, có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, chữa sưng tấy, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ, vết thương chảy máu.

Ngày uống 4 – 6 g, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu. Thân cây và lá tam thất cũng được dùng làm chè hãm hoặc nấu cao uống.

Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tam thất là thuốc bổ và làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể.

 
Các bài thuốc đông y

Chữa máu ra nhiều sau khi đẻ:

Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.

Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi đẻ:

Tam thất tán nhỏ, uống 6g, hoặc tần với gà non ăn.

Chữa các loại chảy máu, hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:

Tam thất tán bột, mỗi ngày uống 6 - 12g. Chảy máu cấp thì uống gấp bội, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.

Chữa chảy máu khi bị thương:

Lá tam thất giã nhỏ, trong uống, ngoài đắp.

Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi đẻ:

Tam thất 12g; sâm Bố Chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g. Hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.

Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:

Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. sắc uống ngày một thang.

Chữa đái ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:

Tam thất 4g; lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12 Sắc uống ngày một thang.

Chữa rong huyết do huyết ứ:

Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt mẫu lê mỗi vị 12g; đường quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm mỗi vị 8g; một được, ngũ linh chi, mỗi vị 4g sắc uống ngày một thang.

Trong y học hiện đại:

Với công nghệ chiết xuất hiện đại, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất các chế phẩm của Tam thất chứa các tinh chất có tác dụng chọn lọc của dược liệu này giúp người bệnh có được chế độ điều trị nhanh chóng và tiện ích.

Tam thất có tác dụng cầm máu, chống ứ trệ, lưu thông tuần hoàn máu, giảm đau, kháng viêm. Sản phẩm TAM THẤT OPC được chỉ định trong điều trị các chứng xuất huyết do bị rong kinh, chấn thương, chảy máu cam, ho ra máu, tiểu tiện ra máu và trong các trường hợp thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, ít ngủ, suy nhược cơ thể; đặc biệt đối với phụ nữ sau khi sanh.

OPCARDIO Viên Hộ Tâm là sự phối hợp hài hòa giữa hai dược liệu quý Đan sâm và Tam thất cùng với borneol, có tác dụng khá toàn diện trên tim mạch, đặc biệt có lợi trên mạch vành tim. Thuốc được chỉ định trong phòng ngừa và điều trị các chứng đau thắt ngực, tim hồi hộp; phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa mạch vành.

VIÊN PHONG THẤP FENGSHI OPC chứa Tam thất, Hy thiêm, Ngũ gia bì chân chim, Mã tiền chế có tác dụng điều trị hiệu quả các chứng điều trị các chứng đau dây thần kinh liên sườn, đau vai, gáy, đau các chi, đau lưng, đau nhức các khớp.

Sản phẩm NÃO ĐẮC SINH CERINPAS với thành phần gồm có: Tam thất, Hồng hoa, Cát căn, Xuyên khung, Sơn tra có tác dụng điều trị các triệu chứng của tai biến mạch máu não (trúng phong) do ứ huyết gây tắc  nghẽn kinh lạc như chóng mặt, hoa mắt, cơ thể khó cử động, khó phát âm ngôn ngữ. Xơ cứng động mạch não, tai biến mạch máu não do thiếu máu hoặc di chứng sau xuất huyết não với các triệu chứng trên.

TIÊU CHUẨN

Đạt tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam IV.

Mô tả

Rễ củ có hình dạng thay đổi, hình trụ hay hình chùy, dài 1,5 cm đến 4,0 cm, đường kính 1,2 cm đến 2,0 cm. Mặt ngoài màu vàng xám nhạt, có khi được đánh bóng, trên mặt có những vết nhăn dọc rất nhỏ. Trên một đầu có những bướu nhỏ là vết tích của rễ con, phần dưới có khi phân nhánh. Trên đỉnh còn vết tích của thân cây. Chất cứng rắn, khó bẻ, khó cắt. Khi đập vỡ, phần gỗ và phần vỏ dễ tách rời nhau. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu (ống tiết), phần gỗ ở trong màu xám nhạt, mạch gỗ xếp hình tia tỏa tròn. Mùi thơm nhẹ đặc biệt, vị đắng hơi ngọt.

Vi phẫu

Lớp bần gồm 4 đến 5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ chứa nhiều tinh bột, rải rác có những ống tiết chứa chất nhựa, đôi khi thấy tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Tầng sinh libe-gỗ thành vòng liên tục, các bó libe-gỗ cách nhau bởi những tia ruột rộng, gồm nhiều hàng tế bào (cũng chứa hạt tinh bột). Rất ít mạch gỗ.

  1. Hình phác họa
  2. Vi phẫu
  3. Cụm tinh thể Calci oxalat
  4. Ống tiết nhựa
  5. Ống tiết nhựa với chất tiết màu nâu vàng
  1. Lớp bần
  2. Cụm tinh thể Calci oxalat
  3. Libe
  4. Ống tiết nhựa
  5. Tầng phát sinh gỗ
  6. Gỗ
 

Bột

Nhiều hạt tinh bột hình tròn, hình chuông hay hình nhiều cạnh, đường kính 3 mm đến 13 mm, đôi khi có hạt kép 2 đến 3. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh, hoặc tròn, thành mỏng, có chứa tinh bột. Đôi khi thấy ống tiết trong có chất tiết màu vàng nâu. Mảnh bần gồm những tế bào hình chữ nhật hay nhiều cạnh. Đôi khi có tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch mạng.

  1. Hạt tinh bột
  2. Nhóm hạt tinh bột
  3. Cụm tinh thể Calci oxalat
  4. Mạch mạng
  5. Mạch vạch
  6. Ống tiết nhựa
  1. Quan sát dưới kính hiển vi quang học
  2. Quan sát dưới kính hiển vi phân cực
 

Định tính

A. Đặt một ít bột dược liệu trên khay sứ, nhỏ 1 giọt đến 2 giọt acid acetic băng (TT) và 1 giọt đến 2 giọt acid sulfuric đậm đặc (TT) sẽ xuất hiện màu đỏ, để yên màu đỏ sẽ sẫm dần lại.
B. Lấy 1 g bột dược liệu, thêm 15 ml ethanol 70 % (TT) đun trên cách thủy 10 phút, lọc. Lấy khoảng 1 ml dịch lọc pha loãng với nước cất thành 10 ml. Lắc mạnh 15 giây, có bọt bền.
C. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silica gel G.
Dung môi khai triển: Lắc đều hỗn hợp cloroform – ethyl acetat - methanol - nước (15 : 40 : 22 : 10), gạn lấy lớp dưới.
Dung dịch thử: Lấy 1 g bột dược liệu, trộn đều với 10 ml nước, thêm 10 ml n-butanolđã bão hòa nước (TT) vào hỗn hợp trên, lắc trong 10 phút, để yên trong 2 giờ. Lọc lấy dịch chiết butanol cho vào bình gạn. Thêm vào bình gạn 30 ml nước đã bão hòa butanol (TT), lắc kỹ, để yên cho tách lớp. Gạn lấy lớp butanol, cô trên cách thủy đến cạn. Hòa tan cắn trong 1 ml methanol (TT) làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 1 g bột Tam Thất (mẫu chuẩn), tiến hành chiết như dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l mỗi dung dịch trên. Sau khi triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 12 cm đến 13 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch acid sulfuric 10 % trong ethanol (TT), sấy ở 120 oC cho  đến khi xuất hiện rõ vết.
Các vết trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có màu sắc và giá trị Rf giống các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

Độ ẩm

Không quá 13,0 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 5 h).

Tro toàn phần

Không quá 6,0 % (Phụ lục 9.8).

Chất chiết được trong dược liệu 

Không ít hơn 16,0 % tính theo dược liệu khô kiệt.

Tiến hành theo phương pháp chiết nóng (Phụ lục 12.10), dùng methanol (TT) làm dung môi. 

Lượt xem: 936
Tác giả: Sưu tầm & Tổng hợp: DS. Hồ Chí Công
Nguồn:www.opcpharma.com Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi