Giả cổ lam trị bệnh gì ?

Cây giảo cổ lam còn có tên là “thất diệp đảm” (mật đắng 7 lá), “phúc âm thảo” (thứ cỏ mang lại may mắn), “ngũ diệp sâm” (sâm 5 lá), “tiểu khổ trà” (trà đắng nhỏ), “biến địa sinh căn” (rễ mọc lan ra khắp mặt đất), … Hiện tại ở một số nước, thường gọi là “Nam phương nhân […]

Cây giảo cổ lam còn có tên là “thất diệp đảm” (mật đắng 7 lá), “phúc âm thảo” (thứ cỏ mang lại may mắn), “ngũ diệp sâm” (sâm 5 lá), “tiểu khổ trà” (trà đắng nhỏ), “biến địa sinh căn” (rễ mọc lan ra khắp mặt đất), … Hiện tại ở một số nước, thường gọi là “Nam phương nhân sâm”, “kháng nham tân tú” (thuốc chống ung thư ưu tú mới phát hiện). Tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb) Makino, thuộc họ Bí (Curcurbitaceae).

Kết quả điều tra dược liệu cho biết, giảo cổ lam mọc ở độ cao từ 200-2000m, trong các rừng thưa và ẩm ở nước ta. Cây còn mọc ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Ấn Độ, Nepan, …

Đặc điểm thực vật: Giảo cổ lam là một loại dây leo, thân nhỏ, có tua cuốn đơn ở nách lá. Lá kép, hình chân vịt, có 5-7 lá chét với mép răng cưa, dài 3-9cm, rộng 1,5-3cm, cuống lá dài 3-4cm. Cây đực và cây cái riêng biệt. Cụm hoa hình chùy, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xòe hình sao, cao 2,5cm, 5 nhị, bao phấn hình đĩa, bầu có 3 vòi nhụy. Quả hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen, có 2-3 hạt kích thước khoảng 4mm. Mùa hoa tháng 7-8, mùa quả tháng 9-10.

43-tm3

Giảo cổ lam được đề cập trong sách thuốc Đông y từ khoảng 6 thế kỷ trước, trong “Cứu hoang bản thảo”.

Theo Đông y:

    – Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), dưỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh), khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị thương tổn), phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ).

    – Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 10-20g sắc uống hoặc hãm trà uống.

    – Kiêng kỵ: Không dùng trong các chứng “hư hàn”.

Khoảng 15 năm trở lại đây, tại Nhật Bản, Trung Quốc và nhiều nước khác, bắt đầu tiến hành nhiều nghiên cứu mới, phát hiện thấy giảo cổ lam có rất nhiều tác dụng tốt, như bác đã viết ở trong thư. Hiện tại trên thị trường đã xuất hiện nhiều chế phẩm từ giảo cổ lam, một số đã có mặt cả ở nước ta.

“Có nên dùng giảo cổ lam pha trà uống hàng ngày hay không?”: Theo chúng tôi nghĩ, bác có thể sử dụng thử, nếu thể tạng của bác không thuộc loại “hư hàn”, nghĩa là không có những triệu chứng như: chân tay lạnh hoặc không ấm, ghét lạnh, chịu rét kém, mệt mỏi đuối sức, thở ngắn hơi, hay vã mồ hôi, miệng nhạt không khát, đại tiện lỏng loãng, tiểu tiện trong dài, mạch trầm nhược.

Lượt xem: 1.330
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi