CAM THẢO

CÂY CAM THẢO Radix Glycyrrhizae Dược điển Việt Nam quy định dùng 2 loại: Glycyrrhiza glabra L Họ Đậu - Fabaceae Glycyrrhiza uralensis Fisher 1.Đặc điểm thực vật:  Cây nhỏ mọc...

– Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của 2 hoạt chất liquiritigenin và isoliquiritigenin cũng được phát hiện. Chất isoliquiritigenin có tác dụng mạnh hơn.
– Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.
– Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

8. CÔNG DỤNG

– Thuốc chữa ho.
– Thuốc chữa loét dạ dày và ruột, uống 10-14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat, calci carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc đại hoàng).
– Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ.
– Trong bào chế khoa, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị khó uống trong các chế phẩm.
– Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng.
– Cam thảo còn được dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá.
Các dạng bào chế
– Cao mềm, cao lỏng, cao khô. Trong quá trình chiết bằng nước để làm cao, người ta cho thêm ammoniac để  dễ hoà tan các hoạt chất.
– Cam thảo còn được chế dưới dạng siro.
– Cam thảo là vị thuốc được gặp trong nhiều đơn thuốc cổ truyền dưới dạng thuốc sắc. Một đơn thuốc chữa ho: Cát cánh 4g, cam thảo 8g, nước 600ml sắc còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
– Cam thảo kết hợp với ô mai, gừng dưới dạng mứt ” ô mai cam thảo ” để ngậm chữa ho.
– Thuốc mỡ có acid glycyrrhetic dùng để chống viêm, chữa một số bệnh eczema. Người ta còn chuyển acid glycyrrhetic thành dẫn chất muối Na hemisuccinat gắn vào OH ở C3 để làm tăng độ hoà tan.

9.Ghi chú: 

các nước châu Âu quy định cam thảo là loài G. glabra L. còn cam thảo Trung Quốc thì bao gồm nhiều loài, chủ yếu là G. uralensis Fisher.
 
G. uralensis cũng có những thành phần hoá học gần giống với G. glabra. Về thành phần triterpenoid có : Glycyrrhizin (hàm lượng tính theo acid glycyrrhizic thay đổi 5,4-10,04%), ngoài ra còn có acid 24-hydroxyglycyrrhetic, 3-b -hydroxyolean-11,13(18)-dien 30-oic acid. Về thành phần flavonoid có: liquiritin, liquiritigenin, isoliquiritin, isoliquiritigenin, neoliquiritin,(dl)-liquiritigenin 7-b-D-glucopyranosid, neoisoliquiritin, trans isoliquiritigenin 4-b -D-glucopyranosid, trans isoliquiritigenin 4-b -D-glucopyranosyl 2-b -D-apiofuranosid. Các thành phần khác: đường khử 4,7%-10,97%, tinh bột và chất béo 4,17-5,92%.

Copy vui lòng ghi nguồn duoclieu.edu.vn

Lượt xem: 393
Tác giả: LuuThanhPhong
Nguồn:duoclieu.edu.vn Sao chép liên kết
Tìm kiếm chúng tôi