Uống nước táo mèo và hạt muồng có giảm lượng lipit trong máu?

Thực tế cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta không thể sống được nếu không có cholesterol. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật […]

Thực tế cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta không thể sống được nếu không có cholesterol. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp tiêu hóa thức ăn.

Cholesterol có hai nguồn gốc:

* Thứ nhất: từ thức ăn hằng ngày trong thịt, mỡ, trứng… chiếm 25% nhu cầu cholesterol trong cơ thể.

* Thứ nhì: do gan tạo ra chiếm đến 75%. Gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm.

Điều này lý giải tại sao nhiều người không ăn mỡ, trứng như những người ăn chay trường lâu năm hoặc những người ốm vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Họ bị rối loạn mỡ trong máu do việc rối loạn tạo cholesterol ở gan.

Ở đây xin được giải thích thêm một số từ chuyên môn mà nhiều bà con thường thắc mắc không hiểu khi đọc trên những phiếu xét nghiệm. Cholesterol và triglyceride được mang đi trong máu nhờ kết hợp với một chất có tên là lipoprotein. Có nhiều loại lipoprotein: loại có tỉ trọng cao có tên là HDL, loại có tỉ trọng thấp có tên là LDL, loại có tỉ trọng rất thấp có tên là VLDL và HDL có chức năng vận chuyển cholesterol và VLDL có chức năng vận chuyển triglyceride trong máu.

141-tm100

Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-C là dạng cholesterol gây hại cho cơ thể, chúng vận chuyển cholesterol vào trong máu thấm vào thành mạch máu. Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành mảng xơ mỡ động mạch. Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL-C là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan. Sự tăng triglyceride trong máu quá cao cũng góp phần thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch.

Trong cơ thể luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình gây hại và bảo vệ. Cho nên khi ta dùng từ tăng cholesterol hay tăng mỡ trong máu để chỉ tình trạng này là không chính xác mà ta phải gọi là rối loạn mỡ trong máu, có nghĩa là có tăng thành phần gây hại và giảm thành phần bảo vệ. Đôi khi không có tăng thành phần gây hại nhưng có giảm thành phần bảo vệ thì vẫn gọi là rối loạn mỡ trong máu.

Mỡ trong máu cao sẽ làm đường kính động mạch bị nhỏ hẹp lại do mỡ tạo thành những mảng (plaque) bám vào vách bên trong động mạch, tình trạng này làm máu bị cản trở không dẫn được đầy đủ vào não, thận, bộ phận sinh dục, tay chân và tim.

Mỡ trong máu cao là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tim. Cao mỡ trong máu cũng là nguyên nhân liên quan tới những bệnh khác như sạn mật, liệt dương, tâm trí suy nhược và làm cao huyết áp. Ung thư đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư gan mật đều có lien quan đến rối loạn lipid máu.

Trong đông y, táo mèo được gọi là sơn tra. Loại quả này có tác dụng hạ huyết áp nhờ làm dãn mạch ngoại vi. Nó cũng giúp hạ mỡ máu, dãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim.

Sơn tra cũng có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra. Khi dùng sơn tra bạn lưu ý nó có vị chua nên nếu đau dạ dày thì nên uống khi no.

Lượt xem: 581
Nguồn:agarwood.org.vn Sao chép liên kết
Bài viết liên quan
Tìm kiếm chúng tôi